Sie sind auf Seite 1von 8

Hô ̣i thảo dành cho những người đă ̣c trách giới trẻ

Hội thảo Giới trẻ của các nước Đông Nam Á (Khu vực I) vừa nhóm họp tại Thái Lan từ ngày 20 đến 24 tháng
04 năm 2009 vừa qua. Được sự uỷ nhiệm của Ban Thường trực Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng
Giám mục Việt Nam , một phái đoàn gồm 6 đại biểu, trong đó có 3 linh mục và 3 bạn trẻ (01 nam 02 nữ) tham
dự Hội thảo này . Hội thảo có chủ đề : “Nắm bắt tầm nhìn, sống những ước mơ” (Catch the vision, live the
dream).
Sau khi tham dự Hội thảo , các đại biểu Việt Nam đã ghi lại một số đề tài chính được thuyết trình và thảo luận .
Các tham dự viên cũng nêu lên một số cảm tưởng nhận định về Hội thảo này.
Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ Việt Nam xin giới thiệu với Quý độc giả.
+ Giuse Vũ Văn Thiên
Giám mục Hải Phòng

Dẫn nhập
Được sự uỷ nhiệm của Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, phái đoàn
Việt Nam gồm 6 người đã tham dự cuộc Hội thảo dành cho những người đặc trách mục vụ giới trẻ. Cùng gặp gỡ tại
Thành phố Hồ Chí Minh, phái đoàn đã lên đường sáng ngày 20 tháng 04. Đến phi trường Suvarnabhumi tại Bangkok,
phái đoàn được các bạn trẻ Thái Lan tiếp đón rất tận tình và đưa về một tu viện Phanxicô, ngoại ô Bangkok, nơi tổ chức
Hội thảo.

Đây là cuộc hội thảo dành cho các nước Đông Nam Á, khu vực I, bao gồm các nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia,
Thái Lan, My-an-ma. Đức Giám mục chủ tọa là Đức cha Rolando Tria-Tirona, Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân và Gia đình
trực thuộc Liên Hội đồng Giám mục Á Châu. Cùng phụ tá với ngài có một linh mục và hai giáo dân người Philippines.

Cuộc Hội thảo đã diễn ra trong bầu khí thân tình và cởi mở. Các đề tài chính xoay quanh những vấn đề sau:

1. Xác định những nguyên tắc căn bản cho việc mục vụ giới trẻ trong bối cảnh của Châu Á hiện nay
2. Mục tiêu cần đạt được trong việc dạy giáo lý, công việc bác ái xã hội và xây dựng cộng đoàn
3. Nắm bắt tình hình thực tế của giới trẻ trong một thế giới đang thay đổi với nhiều phức tạp, nhằm giúp họ
sống theo khát vọng của tâm hồn
4. Học hỏi thêm một số kỹ năng căn bản cho việc mục vụ giới trẻ
5. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho việc mục vụ giới trẻ dựa trên tình hình thực tế của mỗi quốc gia
Các tham dự viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau nhiệt tình đóng góp ý kiến trao đổi và chia sẻ liên quan đến các chủ
đề của Hội thảo . Riêng phái đoàn Việt Nam cũng giới thiệu với cuô ̣c Hội thảo về một số đặc nét của giới trẻ Việt Nam ,
trình bày về một số thành quả đã đạt được trong việc mục vụ giới trẻ, nêu lên những thách đố đang gặp phải và đề xuất
chương trình mục vụ trong thời gian tới.

Chúng tôi xin được chia sẻ cùng Quý độc giả một số yếu tố liên quan đến cuô ̣c Hội thảo và một vài điểm đã được trao
đổi: sự chọn lựa sứ mạng dành cho những thành phần giới trẻ khác nhau, một số những thách đố giới trẻ đang gặp phải
và hướng giải quyết.

I. NĂM NGÀY TẠI THÁI LAN

1- Môi sinh
Mặc dầu khí hậu của Thái Lan trong những ngày diễn ra Hội thảo khá khắc nghiệt , nhưng Ban tổ chức đã chọn được
một nơi làm việc rất lý tưởng, đó là Khu nhà tĩnh tâm Tu viện dòng Phanxicô. Bầu khí nơi đây giúp mọi người dễ đi
vào tâm tình thinh lặng và cầu nguyện. Các ngôi nhà ở rải rác, có nước dẫn lưu chung quanh, có vườn cỏ và cây tạo cho
môi sinh ở đây rất tốt. Mọi người đến đây đều có cảm tưởng của một nơi nghỉ ngơi ; chính điều này đã hóa giải được áp
lực của chương trình hội họp, khiến cho tinh thần của tham dự viên được thoải mái nhiều hơn sau mỗi ngày làm việc
căng thẳng.

2- Thức ăn Thái

Đồ ăn thức uống ở đây rất giống Việt nam, tuy có phần cay hơn. Vào các bữa chính, người Thái cũng ăn cơm. Điều
đáng quan tâm đó là sự thoải mái, có thể sử dụng bất cứ cái gì đã sẵn có ở đây. Mọi người từ giám mục, linh mục đến
các bạn trẻ đều chan hoà, thân tình và thoải mái. Các món ăn được dọn sẵn trên một bàn chung và ai muốn ăn gì thì tự
lấy theo sở thích, không phải đợi chờ và khách sáo… Vào các giờ giải lao cũng có bữa phụ như chè, bánh kẹo, nước
giải khát, trái cây...

3- Nơi ở

Việc bố trí, sắp xếp nơi ở đã tạo cho các tham dự viên có cảm tưởng được tôn trọng sự riêng tư của mỗi người. Bao
quanh các phòng nghỉ toàn là cây cối xanh tươi và những vườn hoa muôn màu. Đêm về mọi người thoả thích thả hồn
theo những điệu hát du dương của các loài chim và côn trùng.

4- Ban Tổ chức

Trước hết phải kể đến tinh thần nhiệt tình của các thành viên Ban tổ chức của nước sở tại. Từ khâu đón tiếp đến việc bố
trí sắp đặt môi trường làm việc đều rất chu đáo. Tinh thần cộng tác huynh đệ và thái độ ân cần của mọi người khiến cho
các tham dự viên cảm thấy rất gần gũi và thân thiện.

Trong suốt thời gian Hội thảo , Ban tổ chức chương trình đã cố gắng áp dụng phương pháp truyền đạt của ngành truyền
thông một cách khá khoa học . Lối truyền đạt cho Hội thảo được vận dụng bằng nhiều phương th ức khác nhau như:
chuyển tải bằng những hình ảnh minh họa cách sinh động: hình ảnh qua truyền hình, hình ảnh tư liệu; những cử điệu
kèm theo với bài hát; xây dựng kịch ngắn đi vào nội dung nhuần nhuyễn; phương pháp thuyết trình; phương pháp mời
gọi mọi người cùng tham gia. Đây là cách thức giúp cho người tham dự dễ dàng nắm bắt nội dung và tạo cho buổi họp
bầu khí vui vẻ, đỡ phần căng thẳng nặng nề.

Sau mỗi đề tài, Ban giảng huấn đều cố gắng hệ thống lại nội dung chính đã trình bày và gợi lên những vấn đề giúp mọi
người tiếp tục suy nghĩ.

Cách thức của người truyền thông cho đại chúng cũng là điều đáng ghi nhận . Đó là thái độ vui vẻ và ân cần niềm nở .
Trên gương mặt của các chuyên viên thuyết trình luôn ra ̣ng rỡ nu ̣ cười và thoải mái , luôn lôi cuốn sự chú ý của người
nghe. Đây là điều nên học hỏi để áp dụng vào công việc mục vụ giới trẻ khi muốn chuyển tải cho người nghe một nội
dung đề tài nào đó.

5- Cầ u nguyêṇ

Ban tổ chức đã khéo léo đưa chủ đề cầu nguyện vào trong chương trình học:

- cầu nguyện bằng lời


- cầu nguyện trong thinh lặng
- cầu nguyện thông qua việc chia sẻ
- cầu nguyện bằng hình ảnh
- cầu nguyện theo giai điệu của một bản nhạc
- cầu nguyện theo cử điệu
Chương trình của Hội thảo được đặt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Áp dụng phương pháp yoga vào giờ cầu
nguyện buổi sáng kết hợp với nhạc nhẹ nâng tâm hồ n con người lên Thiên Chúa . Có thể áp dụng phương pháp này cho
việc tổ chức buổi cầu nguyện theo nhóm nhỏ khi đi dã ngoại hoặc sinh hoạt hai, ba ngày.

6- Thánh lễ

Ban tổ chức khéo léo kêu gọi các phái đoàn cùng tham gia tự đảm nhiệm các Thánh lễ. Điều này vừa khuyến khích tinh
thần sáng tạo của mọi thành viên, vừa tạo cơ hội để mọi người hiểu biết hơn về văn hoá của các nước bạn thông qua
các nghi thức phụng vụ. Thánh lễ diễn ra tại một nguyện đường nhỏ của Tu viện trong bầu khí rất sốt sắng. Đức cha
Rolando Tria-Tirona chủ tế trong Thánh lễ khai mạc, sau đó lần lượt đến các linh mục của từng quốc gia.

7- Các tham dự viên

Mặc dầu khác biệt về ngôn ngữ và văn hoá của các tham dự viên đến từ 4 nước, nhưng mọi người về họp đều thể hiện
tinh thần liên đới hoà đồng và tôn tro ̣ng lẫn nhau . Các đại biểu đều cởi mở chia sẻ với nhau trong mọi vấn đề khi được
đưa ra thảo luận, rất tự nhiên và tự tin. Tiếng Anh được chọn làm ngôn ngữ chung của Hội thảo . Trình độ ngoại ngữ có
nhiều khác biệt giữa các tham dự viên, nên đối với nhiều người, đôi khi đó cũng là thách đố lớn. Mặc dầu vậy ai nấy
đều cố gắng hết khả năng của mình để trình bày và nắm bắt nội dung Hội thảo.

8- Cảm nhận và đề xuất

- Việc họp chung mang tầm mức quốc tế trong khu vực như thế này rất cần thiết, vì thông qua đó những người đặc
trách giới trẻ sẽ cùng giúp nhau hiểu về công việc mục vụ trong từng bối cảnh khác nhau và tìm ra được cách giải quyết
chung cho những khúc mắc trong khu vực mình. Đồng thời họ có cơ hội ngồi lại với nhau để đưa ra một đường hướng
mục vụ chung cho vùng của mình.

- Mỗi quốc gia học hỏi được cách thức làm việc có khoa học và hệ thống của nước bạn. Khi trở về nước, các thành viên
sẽ tự tin trong công việc hơn và tiếp tục có những sáng kiến.

- Mỗi quốc gia sẽ có tầm nhìn rộng lớn hơn trong công việc mục vụ giới trẻ. Vận dụng những kiến thức lãnh hội được
vào sứ mạng cụ thể trong đất nước mình.

- Tạo cơ hội để thành viên các nước so sánh đối chiếu đường hướng của nước mình xem đã đi đúng mục tiêu chung hay
chưa. Người làm công tác mục vụ giới trẻ của mỗi nước học được nhiều bài học quý giá cho công việc của mình: về
kiến thức cũng như kỹ năng.

- Buổi tối hơi nặng nề : sau cả ngày họp khá vất vả , khí hậu nóng bức , các tiết họp đan quyện lẫn nhau thế nhưng buổi
tối vẫn tiếp tục làm việc, có khi đến 10g30. Thiết nghĩ buổi tối nên để cho tham dự viên nghỉ ngơi để ngày hôm sau làm
việc hiệu quả hơn, bảo đảm được sức khỏe (cụ thể trong những ngày đó hầu như quốc gia nào cũng có người bị bệnh
phải nghỉ một phần).

- Các giáo phận nên tạo điều kiện thuận lợi cho đại diện giáo phận đi tập huấn như thế này hằng năm (kinh phí máy
bay). Mỗi giáo phận nên tận dụng các cơ hội cử đại diện đi tham dự các cuộc họp mang tầm mức quốc tế, để khi trở về
nước họ cùng phát động công tác mục vụ đồng loạt và tự tin hơn. Họ có cơ hội mở ra với sứ mạng ở tầm mức cao hơn
và rộng lớn hơn.

II- THÀNH PHẦN GIỚI TRẺ VÀ VIỆC CHỌN LỰA SỨ MẠNG

Trong khi thực thi sứ mạng, điều đầu tiên người đặc trách giới trẻ cần làm là phải xác định rõ đối tượng mình phục vụ:
phân biệt mức độ trưởng thành của họ về đời sống đức tin; xác định mức độ gắn bó của người trẻ đối với các sinh hoạt
đạo đức và các hoạt động khác của xứ đạo; nắm bắt được những ưu tư của người trẻ trong từng thời điểm cụ thể. Nhờ
đó họ có thể xây dựng được chương trình mục vụ cho phù hợp với từng đối tượng.
Có thể tạm chia các thành phần giới trẻ ra làm 5 nhóm khác nhau:

1. Nhóm quần chúng (crowd)


2. Nhóm gắn bó với các sinh hoạt đạo đức (congregation)
3. Nhóm tham gia sinh hoạt hội đoàn (community)
4. Nhóm thường xuyên gắn bó (committed)
5. Nhóm nòng cốt (hay những người phụ trách) (core)
Sau khi xác định được các nhóm giới trẻ khác nhau (đối tượng phục vụ), chúng ta có thể đi đến bước kế tiếp là xây
dựng chương trình mục vụ dành cho từng nhóm đối tượng; mặt khác, khi làm mục vụ cho giới trẻ, chúng ta cũng cần
đưa ra mục đích cụ thể đối với mỗi một nhóm đối tượng . Để làm được công việc này thiế t tưởng chúng ta cần lưu ý
đến đặc tính của từng nhóm đối tượng mà chọn lựa các hình thức mục vụ cho phù hợp. Để từ đó, chúng ta sẽ có được
một chương trình đáp ứng được mong chờ nơi người trẻ.

1. Nhóm quần chúng (crowd): Nhóm này bao gồm các bạn trẻ đã lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy , nhưng chỉ
tham gia các sinh hoạt tôn giáo theo mùa hoặc vào những dịp đặc biệt. Thực sự họ là những người chưa có
được mối tương quan mật thiết với Chúa Giêsu và Giáo hội. Tinh thần của đạo chưa thấm nhuần vào họ. Hay
nói cách khác, các bạn trẻ thuộc nhóm này chưa hiểu biết về đạo bao nhiêu, tinh thần của đạo nhiều khi tách
rời với các sinh hoạt thường nhật của họ. Như vậy, đối với nhóm thứ nhất này, chúng ta cần động viên
khuyến khích nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của họ đối với các sinh hoạt tôn giáo; từng bước giúp họ gia
tăng sự hiểu biết về đời sống đức tin và Lời Chúa; giúp họ ngày càng thêm yêu mến gắn bó với Chúa hơn.
2. Nhóm gắn bó với các sinh hoạt đạo đức (congregation): Nhóm gắn bó với các sinh hoạt đạo đức là các
bạn trẻ luôn tham dự các thánh lễ Chúa Nhật và các sinh hoạt đạo đức khác của xứ đạo, họ đạo. Họ có tham
gia các sinh hoạt nhưng không phải là thành viên của bất cứ hội đoàn nào. (Các em học sinh thuộc các lớp
học trong giáo xứ, giáo họ cũng được xem là thành phần của nhóm này). Chúng ta cần tổ chức các lớp giáo
lý nói chung, đặc biệt là lớp sống đạo, để giúp cho nhóm này được học hỏi một cách bài bản. Dựa vào tinh
thần gắn bó của họ, chúng ta có thể tận dụng mọi cơ hội giúp họ ngày càng hiểu biết sâu xa hơn về giáo lý.
Lồng ghép nội dung giáo lý vào các sinh hoạt nhằm giúp họ có được một nền tảng giáo lý vững chắc.
3. Nhóm tham gia sinh hoạt hội đoàn (community): Bao gồm những người trẻ tham gia vào các nhóm hay
hội đoàn khác nhau trong các giáo xứ, giáo họ. Họ chính là những thành viên của các hội đoàn, sẵn sàng
thực thi các công việc do nhóm hay hội đoàn đề ra. Họ đã thể hiện được tinh thần hy sinh gắn bó với sứ
mạng của tập thể theo nhiều mức độ khác nhau. Đối với nhóm này, chúng ta cần lưu ý đến việc xây dựng
tinh thần huynh đệ và duy trì sự hiệp nhất giữa các thành viên. Luôn tạo cho họ cảm thấy mình được tôn
trọng, được đón nhận, được mời gọi và nâng đỡ trong đời sống đức tin. Luôn giúp cho nhóm này có được
tinh thần gắn kết với hội đoàn, cảm nhận được nhiều niềm vui và hạnh phúc khi tham gia mọi sinh hoạt.
4. Nhóm Nhiệt tình (thường xuyên gắn bó) (committed): Nhóm nhiệt tình bao gồm những người trẻ đã trưởng
thành về đời sống đức tin và có tinh thần hy sinh phục vụ người khác. Họ luôn sẵn sàng hy sinh thời gian và
công sức để tham gia vào các hoạt động khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho nhiều người. Chúng ta có thể
kêu gọi họ tham gia vào các hoạt động bác ái xã hội, mời gọi họ sống niềm tin của mình ngang qua các hoạt
động xã hội. Hơn nữa, chúng ta từng bước giúp họ có được ý thức trách nhiệm và tinh thần gắn bó phục vụ
anh chị em đồng loại. Cần quan tâm đến các chiều kích của Tin mừng để giúp họ ý thức hơn về việc làm
chứng cho Chúa bằng chính công việc phục vụ.
5. Nhóm nòng cốt (hay những người phụ trách) (core): Là những người đã được đào luyện để đảm trách sứ
mạng hướng dẫn người khác. Họ đứng đầu các nhóm, chịu trách nhiệm điều hành mọi sinh hoạt của nhóm và
có khả năng giúp đỡ các thành viên trong nhóm lớn lên về tinh thần đạo đức. Một số những người tiêu biểu
cho nhóm này chẳng hạn như: các linh mục, tu sĩ, những người đặc trách giới trẻ, các giáo lý viên, những
người lo công việc mục vụ… Những điểm cần nhấn mạnh đối với nhóm này là tiếp tục duy trì việc đào
luyện, thúc đẩy tinh thần hy sinh gắn bó với công việc và giúp họ tạo dựng sự tin tưởng đối với các thành
viên. Đồng thời chúng ta cũng phải giúp họ khám phá ra những tài năng như món quà Chúa ban và sử dụng
chúng để phục vụ người khác.
Lưu ý:

a. Điều quan trọng mà những người đặc trách giới trẻ cần lưu ý trong công tác mục vụ là chiều kích thiêng
liêng. Mục đích xuyên suốt của công tác mục vụ dành cho mọi nhóm giới trẻ là giúp họ lớn lên về đời sống
đức tin, gia tăng mối tương quan với Chúa ngang qua việc cầu nguyện, năng đọc và suy ngắm Lời Chúa và
tham dự vào việc cử hành các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể.
b. Công tác mục vụ cho giới trẻ chủ yếu là giúp họ nhận ra Đức Giêsu, gặp gỡ và yêu mến Người là Đấng chữa
lành, Đấng an ủi và mang lại ơn cứu độ cho nhân loại.
c. Để yêu mến Chúa thì trước tiên phải hiểu biết về Người. Muốn biết Chúa thì không có cách nào khác là phải
học hỏi và suy ngắm Lời Chúa.
d. Nhưng chỉ việc học hỏi và suy ngắm Lời Chúa thôi chưa đủ, mà chúng ta cần giúp giới trẻ đạt đến tinh thần
yêu mến Lời Chúa. Lời Chúa trở thành lương thực nuôi dưỡng đời sống Kitô hữu.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN QUAN TÂM KHI THỰC THI VIỆC MỤC VỤ GIỚI TRẺ

1. Đối với người đặc trách giới trẻ

Để việc mục vụ giới trẻ gặp thuận lợi và đạt được nhiều thành quả, người đặc trách giới trẻ nên là người:

- Luôn có tâm hồn rộng mở và thái độ niềm nở đón tiếp các bạn trẻ;
- Luôn biết hoà đồng tham gia mọi hoạt động cùng với giới trẻ;
- Luôn biết đối thoại và chia sẻ thân tình;
- Biết ân cần chăm lo đến những người khó khăn thiếu thốn hơn;
- Có tấm lòng yêu mến giới trẻ và yêu mến Giáo Hội;
- Nên gương sáng cho giới trẻ trong đời sống thường ngày;
- Biết động viên khuyến khích người trẻ thăng tiến về mọi mặt;
- Có tấm lòng bao dung tha thứ;
- Siêng năng học hỏi thêm để làm giàu vốn kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân;
- Có khả năng quy tụ và hướng dẫn người khác;
- Luôn sống trong niềm tin yêu hy vọng;
- Chuyên chăm cầu nguyện và yêu mến Lời Chúa;
2. Đối với công tác mục vụ giới trẻ

Công tác mục vụ giới trẻ:

- Phải “gặp gỡ được người trẻ tại chính chỗ đứng” của họ. Điều này có nghĩa là ta phải đi đến với người trẻ,
gặp được họ ngay tại hoàn cảnh riêng của họ để lắng nghe và nhận ra nhu cầu của họ;
- Phải đáp ứng được mong muốn của từng nhóm người trẻ khác nhau;
- Đưa ra được một chương trình mục vụ phù hợp với từng đối tượng;
- Thích ứng với sự thay đổi vào từng thời điểm của thời đại;
- Dẫn đưa người trẻ đến gặp gỡ Đức Giêsu để được Người dạy dỗ và biến đổi;
- Hướng người trẻ đến tinh thần hoán cải, trở về với Chúa là Đấng yêu thương;
- Loan truyền Tin mừng cứu độ của Chúa: con đường đưa đến hạnh phúc đích thực;
- Từng bước giúp người trẻ tiến đến một sự biến đổi nội tâm tận căn;
- Giúp người trẻ tiến bước trên hành trình xây dựng con người mới dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần;
- Phù hợp với đường lối của Giáo Hội;
- Giúp người trẻ ý thức xây dựng Nước Trời ngay tại trần gian này;
- Hướng người khác đến hạnh phúc vĩnh cửu đời đời.

III- GIỚI TRẺ: THUẬN LỢI VÀ THÁCH ĐỐ

Được thừa kế nhiều gia sản quý báu của truyền thống tôn giáo và văn hoá, giới trẻ trong vùng Đông Nam Á mang trong
mình nhiều đặc tính tốt và giá trị cao quý do cha ông để lại. Tuy vậy, với sự thay đổi mạnh mẽ mỗi ngày của thế giới,
giới trẻ đang phải đối diện với không ít thách đố trong đời sống gia đình và xã hội, trong môi trường học hành và công
việc. Chúng ta cùng nhau suy xét về những mối tương quan của giới trẻ để nhận ra những triển vọng tiềm ẩn nơi họ và
những thách đố đang đặt ra với họ. Nhờ đó chúng ta sẽ tìm ra được hướng giải quyết thích đáng giúp giới trẻ vượt qua
những rào cản trong cuộc sống để đến được với Đức Giêsu Phục Sinh, Đấng toàn thắng sự chết và tội lỗi.

1. Giới trẻ và Giáo Hội - Youth and Church

Giới trẻ luôn được nói đến như là tương lai của Giáo Hội và xã hội. Chính họ là những người sẽ đứng ra đảm nhận mọi
công việc trong tương lai. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào để giúp họ ý thức được điều đó? Công việc đầu tiên
cần làm là phải tìm mọi cách quy tụ được giới trẻ, giúp họ học hỏi và thấy được tầm quan trọng của giáo lý và Lời
Chúa; sau đó mời gọi họ cùng tham gia vào các sinh hoạt trong xứ họ đạo. Cố gắng tìm cách quan tâm đến giới trẻ
bằng những việc làm cụ thể. Ngoài ra chúng ta có thể tổ chức những hoạt động ngoại khoá bổ ích như cắm trại để huấn
luyện, nâng cao kỹ năng. Tổ chức những buổi giao lưu giữa các nhóm để nâng cao kinh nghiệm và đi xa hơn nữa là
giao lưu giữa các quốc gia. Khi họ đã được đào tào kỹ lưỡng, chắc chắn họ sẽ trở thành những người luôn sẵn sàng
cộng tác, giúp đỡ, đoàn kết để đưa Giáo Hội đi lên. Họ sẽ có được một sự gắn kết với Giáo Hội và cảm thức mạnh mẽ
được rằng mình thuộc về Giáo Hội, là thành viên của Giáo Hội và có bổn phận xây dựng Giáo Hội.

Bên cạnh đó cũng phải nhìn nhận một thực tế là tại nhiều nơi, công việc mục vụ giới trẻ chưa được nhìn nhận và quan
tâm cách thích đáng. Và điều này dễ đưa người trẻ đến tình trạng xa rời Giáo Hội và đánh mất đi sự gắn bó.

2. Giới trẻ và Gia đình - Youth and Family

Truyền thống của người Á Đông chúng ta la luôn luôn gắn bó với gia đình, dù lớn tuổi nhưng các bạn trẻ vẫn sống
cùng cha mẹ cho đến khi lập gia đình. Khuynh hướng ngày nay là các bạn đôi khi cảm thấy khó mở lòng ra với cha mẹ,
khó chia sẻ những trải nghiệm trong cuộc sống. Khi không có sự chia sẻ và đồng hành thì các bạn dễ vấp ngã với
những cám dỗ của xã hội, đi ra ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ. Họ dễ chạy theo trào lưu của xã hội, những kiểu sống
Tây hóa mà không biết chọn lọc, và điều hệ trọng hơn cả là cuộc sống hôn nhân sau này của họ sẽ thiếu tính bền vững.
Vì vậy sự đồng hành của cha mẹ góp phần rất quan trọng trong đời sống các bạn trẻ. Cha mẹ phải luôn luôn lắng nghe,
luôn luôn thấu hiểu để hướng dẫn các bạn trẻ sống đúng theo tinh thần của Giáo Hội.

3. Youth and Community (Society) - Giới trẻ và Cộng đoàn

Người trẻ luôn mang trong mình sự nhiệt tình, năng động và sáng tạo. Nếu được thu hút, họ luôn sẵn sàng tham gia mọi
hoạt động và không nề hà cống hiến hết mình. Nhưng nếu không có định hướng đúng đắn thì họ cũng dễ dàng bị lôi
cuốn vào những hành động tiêu cực và dễ đánh mất chính mình. Từ đó dần dần họ xa rời với cộng đồng và đặc biệt là
Giáo Hội. Để khắc phục điều này thì Giáo Hội cần tổ chức những hoạt động dành cho các bạn trẻ, để họ có môi trường
sinh hoạt và cơ hội để cống hiến tốt hơn.

4. Giới trẻ và Giới trẻ - Youth and Youth

Cùng là những người trẻ, họ luôn cảm thấy dễ dàng mỗi khi đến với nhau. Họ nhanh chóng diễn tả tình bạn và nếu có
cơ hội cũng sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi công tác. Nhưng có những lúc họ còn mang trong mình nhiều định kiến
về nhau, khác biệt về suy nghĩ và nhất là sự phân biệt giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Để giải quyết điều đó thì
người lãnh đạo phải là người rất khéo léo để biết làm cách nào liên kết tất cả mọi đối tượng lại gần nhau hơn, tạo nên
sức mạnh đoàn kết để đưa Giáo Hội ngày càng phát triển. Cố gắng phá đi những rào cản của nghi kỵ và định kiến, thay
vào đó là xây dựng tình huynh đệ và yêu thương.
5. Giới trẻ và tác động của phương tiện thông tin - Youth and media

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của các phương tiện thông tin, các bạn trẻ dễ dàng học hỏi được nhiều điều mới,
cập nhật dễ dàng những thông tin cần thiết. Nhưng nếu không biết chọn lựa thì các bạn cũng dễ bị cuốn hút vào đam
mê lệch lạc. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và đời sống tâm linh. Do vậy khi làm công tác mục vụ
giới trẻ, những người chịu trách nhiệm cần phải quan tâm đến những sinh hoạt thường ngày của giới trẻ để nắm bắt
được tình hình thực tế đang diễn ra. Các phương tiện thông tin chính là thanh gươm hai lưỡi: nếu ta biết sử dụng nó để
phục vụ cho lợi ích chính đáng thì nó sẽ rất hữu ích, còn nếu ngược lại thì nó sẽ trở nên một thảm hoạ!

Kết luận

Nơi mọi thành phần giới trẻ, chúng ta đều nhận thấy những điểm thuận lợi và triển vọng đáng lạc quan, nhưng ẩn chứa
sau đó là những khó khăn và thách đố đang đặt ra với giới trẻ ngày nay. Người làm công tác mục vụ giới trẻ là người
phải nắm bắt được thực trạng của giới trẻ, để từ đó đưa ra được đường hướng phù hợp đáp ứng được mong cầu của mọi
đối tượng. Ước mong rằng cùng với sự đóng góp của các nhà chuyên môn và những người tâm huyết với giới trẻ, Ban
mục vụ giới trẻ sẽ từng bước tìm ra được một đường hướng mục vụ phù hợp với từng thời đại.

Nguyện xin cho chúng con là những người chăm lo cho giới trẻ biết tìm được sức mạnh nơi Chúa và thông truyền sức
mạnh ấy cho các bạn trẻ.

Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục đặc trách Mục vụ Giới trẻ:
“SỐNG VÀ TRỞ NÊN NGƯỜI LOAN BÁO HY VỌNG”

WHĐ (31.03.2009) – Nhân Lễ Lá 2009 - Ngày Giới trẻ thế giới lần thứ 24, nhằm gửi đến các bạn trẻ
những hướng dẫn của Giáo Hội khi đồng hành với các bạn, WHĐ đã thực hiện cuộc phỏng vấn Đức cha
Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục giáo phận Hải Phòng, đặc trách Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng
Giám mục Việt Nam.
Sau đây là toàn văn bài trả lòi phỏng vấn của Đức cha Giuse.

PV: Thưa Đức cha, được biết ngày 22-02-2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi cho các bạn trẻ sứ điệp nhân
Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 24, tức Lễ Lá 2009 (WHĐ đã đăng toàn văn bản dịch tiếng Việt của sứ điệp này). Xin
Đức cha giải thích thêm ý nghĩa của sứ điệp này.

Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên: Theo quy định từ thời Đức Gioan Phaolô II, ngày Lễ Lá hằng năm là ngày Giới trẻ thế
giới được tổ chức ở cấp Giáo phận. Trong Sứ điệp ngày Giới Trẻ thế giới lần thứ 24 này, Đức Thánh Cha Bênêđictô
XVI mời gọi các bạn trẻ hãy sống niềm hy vọng trong cuộc sống cụ thể và hãy trở nên những người loan truyền niềm
hy vọng cho thời đại hôm nay. Chủ đề của ngày Giới trẻ thế giới do Đức Thánh Cha chọn, trích từ thư thứ nhất của
Thánh Phaolô gửi ông Timôthê: “Chúng ta đã đặt hy vọng nơi Thiên Chúa Hằng Sống” (1 Tm 4,10).

Tuổi trẻ là tuổi của niềm hy vọng, vì nơi giới trẻ, mỗi người đều ôm ấp những hoài bão về một tương lai tốt đẹp trong
mọi lãnh vực. Thế hệ trẻ luôn thao thức tìm ra ý nghĩa cuộc đời cũng như những giá trị căn bản của cuộc sống. Chính
họ là những người đang tạo dựng tương lai tiền đồ cho dân tộc và Giáo Hội.

Đối diện với nhiều thách đố hôm nay trong lãnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo, gia đình, nghề nghiệp… có
nhiều bạn trẻ đã đánh mất niềm tin. Khi không tìm được việc làm, khi đổ vỡ trong tình yêu hôn nhân, họ không còn hy
vọng ở tương lai. Có nhiều bạn trẻ đã để mình buông xuôi theo những trào lưu sống thiếu lành mạnh, không phù hợp
với luân lý Công giáo. Nhiều người đã tìm “lối thoát” nơi ma túy, rượu chè, bài bạc và mọi tệ nạn khác. Họ nghĩ rằng
những phương tiện giải sầu đó sẽ giúp họ quên đi những thất bại phũ phàng của cuộc sống. Tuy vậy, thực tế cho thấy
họ không thể tìm được lối giải thoát đích thực bằng con đường này. Càng dấn sâu, họ càng vùng vẫy để tìm thoát ra mà
không được. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội là ngày càng có nhiều bạn trẻ tìm đến cái
chết. Nhận định về những vấn đề này, Đức Thánh Cha gọi đó là cuộc khủng hoảng niềm hy vọng.

Con người không thể tìm được hạnh phúc trong những đam mê trần tục, mà họ phải tìm hạnh phúc đích thực nơi Thiên
Chúa. Chính Ngài là cơ sở để chúng ta hy vọng. Niềm hy vọng nơi Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta vươn lên giữa bao thử
thách của cuộc đời. Chỉ có Thiên Chúa, Đấng bao trùm toàn thể vũ trụ mới có thể trao tặng chúng ta niềm hy vọng lớn
lao mà chúng ta không thể tự mình đạt tới. Hành trình cuộc đời chính là hành trình đi tìm kiếm Chúa, trong niềm hy
vọng được gặp Ngài là nguồn mạch hạnh phúc bất tận.

Nhân ngày Giới trẻ thế giới lần thứ 24 này, Đức Thánh Cha mời gọi các bạn trẻ cùng chiêm ngắm chàng thanh niên
Phaolô. Đang khi hung hăng tàn sát các Kitô hữu, ông đã được gặp Chúa và đã trở nên Tông đồ của các dân ngoại.
Thánh Phaolô đã sống niềm hy vọng mặc dù trải qua lao tù, thử thách, chống đối. Ngài đã”đặt niềm hy vọng nơi Thiên
Chúa hằng sống” (1 Tm 4,10). Đức Kitô đã trở nên lẽ sống, niềm hy vọng và nghị lực tông đồ đối với Thánh Phaolô.
Tất cả những khó khăn khác, Ngài dễ dàng vượt qua để gắn bó với Đức Giêsu và loan báo Người cho muôn dân.

Để giúp các bạn trẻ sống niềm hy vọng, Đức Thánh Cha đã đưa ra những đề nghị cụ thể như chuyên tâm cầu nguyện;
tham gia mọi sinh hoạt phụng vụ giáo xứ; đọc và suy gẫm Lời Chúa; lãnh nhận các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể,
vì Bí tích Thánh Thể là cao điểm và trọng tâm đối với đời sống và sứ vụ của mọi cá nhân cũng như cộng đoàn Kitô
hữu.

Cùng với lời mời gọi các bạn trẻ sống niềm hy vọng để nên hoàn thiện theo giáo huấn Tin Mừng, Đức Thánh Cha còn
mong ước mỗi bạn trẻ hãy trở thành người loan truyền niềm hy vọng cho tha nhân. Giữa một xã hội còn phổ biến
những tiêu cực, bi quan, chán nản, các bạn trẻ Công giáo cần sống như ánh sáng, như men và như muối để góp phần
thánh hóa môi trường xã hội mình đang sống, “Thà thắp lên một ánh sáng, tuy nhỏ nhoi, còn hơn là ngồi nguyền rủa
bóng tối”. Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta:”Nếu Chúa Giêsu đã trở nên niềm hy vọng của các bạn, hãy truyền thông
điều ấy cho người khác với niềm vui và những ràng buộc tâm linh, tông đồ và xã hội của các bạn. Hãy để cho Đức Kitô
ngự trong các bạn, và một khi đã đặt tất cả đức tin và lòng tín thác vào Người, hãy truyền bá niềm hy vọng này chung
quanh các bạn. Hãy có những chọn lựa chứng tỏ đức tin của các bạn. Hãy cho người ta thấy rằng các bạn hiểu nguy cơ
của việc thần tượng hóa tiền bạc, của cải vật chất, nghề nghiệp và thành công, và đừng để cho mình bị lôi cuốn bởi
những ảo ảnh này”.

PV: Thưa Đức cha, hiện nay Đức cha là Giám mục đặc trách Mục vụ Giới trẻ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt
Nam, xin Đức cha ngỏ lời với các bạn trẻ Việt Nam nhân Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 24 (được tổ chức tại Giáo hội
địa phương).

Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên: Các bạn trẻ thân mến, chúng ta hãy nghe lời mời gọi của Vị Cha Chung để sống niềm
hy vọng trong cuộc sống cụ thể hôm nay.

PV: Thưa Đức cha, có lẽ đối với không ít bạn trẻ, sống hy vọng đã không dễ, sống niềm hy vọng Kitô giáo lại càng khó
khăn hơn?

Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên: Đối với nhiều trường hợp, sống niềm hy vọng Kitô giáo có thể trở nên “bất bình
thường” trong quan niệm của những người xung quanh, hoặc có thể trở thành mục tiêu phê phán. Sống niềm hy vọng
Kitô giáo đôi khi là chấp nhận lội ngược dòng giữa những trào lưu của số đông hiện tại. Phụng vụ Chúa nhật Lễ Lá giới
thiệu với chúng ta Đức Giêsu tự nguyện chấp nhận đau khổ và đã trở nên đối tượng cho người đời mỉa mai, bĩu môi, lắc
đầu (x. Tv 21, Đáp ca Lễ Lá). Tuy vậy, Thập giá, nơi Đức Giêsu đã chịu treo lên và chịu chết, đã trở thành biểu tượng
của tình yêu, của sự hy sinh và vâng lời. Cái chết của Người đã trở nên ơn cứu độ cho chúng ta.

Mến chúc các bạn được tràn đầy ơn Chúa nhân ngày Giới trẻ thế giới năm 2009 này. Xin Chúa cho mỗi người trẻ
chúng ta trở thành những tông đồ nhiệt thành loan báo niềm hy vọng trong cuộc sống hôm nay.

PV: Cảm ơn Đức cha đã nhận trả lời phỏng vấn. Nhân Ngày Giới trẻ Thế giới, kính chúc Đức cha luôn dồi dào sáng
kiến đồng hành với các bạn trẻ và không ngừng khơi lên cho các bạn niềm khao khát được trở nên người “loan báo
niềm hy vọng”.

Das könnte Ihnen auch gefallen