Sie sind auf Seite 1von 7

TÌM HIỂU HỆ PHÁI AL-QADIYANI (AHMADYYA)

Giáo phái Al-Qadiyani là ai? Xuất xứ từ đâu? Tại sao họ thành lập ra giáo phái
này? Chúng tôi soạn thảo bài sơ lược này để giúp đỡ cho cộng đồng Muslim
Việt Nam hiểu rõ thực chất đường lối hoạt động của nhóm Al-Qadiyani qua quá
trình lý thuyết, tư tưởng, mục đích và sự liên hệ của họ.

Có lẽ một số độc giả ngạc nhiên hay thắc mắc, tại sao trong Islam có nhiều hệ
phái hoạt động, và mỗi hệ phái hành đạo khác nhau?

Thật ra, tôn giáo Islam thì không có chia ra hệ phái nào cả, Islam chỉ có một mà
thôi, đó là đi theo con đường phán dạy của Allah trong Thiên kinh Qur‟an và
đường lối sunnah của Nabi Muhammad  (những lời dạy bảo và việc làm của
Người). Ngoài hai điểm chủ lực trên là sự bổ xung thêm những sự lý giãi của
những nhà học giả Islam (Ulama) đưa ra (sau khi nghiên cứu hai chủ lực trên) để
giúp đỡ cho chúng ta không đi sai đường lối thờ phụng Allah. Nghĩa là, vì sự
bao la bát ngát của thiên kinh Qur‟an cũng như những điều sunnah của Rosul ,
cộng đồng Muslim còn đang mơ hồ thì các vị Ulama là những người có công
tìm kiếm bằng chứng, sau đó đưa ra ý kiến của họ để chúng ta dể dàng hành đạo.

1. Lời giới thiệu:

Giáo phái Al-Qadiyani còn được gọi là Ahmadyya là một trong 58 nhóm hay
hệ phái tôn giáo đang hoạt động hiện hành khắp nơi trên thế giới, nó liên quan
gián tiếp hoặc trực tiếp với người Muslim trong tôn giáo Islam.

Giáo phái Al-Qadiyani là một tổ chức của một nhóm người hoạt động về tôn
giáo Islam, được thành lập vào năm 1900 AD, do sự xếp đặt của bọn thực dân
Anh đang đô hộ lãnh thổ Ấn độ lúc bấy giờ (lúc đó bao gồm Pakistan và
Bangladesh). Mục đích của bọn thực dân Anh là muốn tạo sự chia rẽ trong cộng
đồng của người Muslim, họ lợi dụng những người Muslim đi theo dị giáo rồi xúi
dục họ đưa vào những lý thuyết sai lạc về tính chất nguyên thủy của Islam. Họ
tìm cách thông tin xuyên tạc để người Muslim mâu thuẩn với nhau rồi quên đi
tinh thần và bổn phận thiêng liêng là "Jihad fi sabi lillah" (chiến đấu vì Allah),
mục đích của họ không muốn người Muslim có tinh thần đoàn kết để chống lại
ngoại bang (người Anh) đang đô hộ trên những đất nước của người Muslim
đang sinh sống, nhất là tại những nơi thực dân Anh đang thống trị…

1
2. Người lãnh đạo đầu tiên.

Vào năm 1889, thực dân Anh yểm trợ cho ông Mirza Gulam Ahmad sinh năm
1835 tại làng Qadian thuộc nước Ấn độ để sáng lập ra hệ phái „Al-Qadiyani‟
hay còn có tên gọi khác là „Ahmadiyya‟. Nghĩa là họ lấy tên nơi sinh hay tên
đệm của ông Mirza Gulam Ahmad để đặt tên cho tổ chức này. Và đến đầu thế
kỷ thứ 19, họ cho ra đời tờ báo Anh ngữ mang tên "Al-ADYAN" (Đa giáo), đây
cũng là cơ quan thông tin tuyên truyền chính thức của họ.

Ông Mirza Gulam Ahmad tuyên bố rằng đã được Chúa Trời khải thị ra lệnh cho
ông cải cách lại đạo Islam đang bị thối nát và đình trệ. Cho nên, ông liền vâng
lệnh Chúa, đứng lên xúc tiến cuộc vận động cải cách tôn giáo dưới danh xưng
"Braheen Ahmadi", và ông đã tự tuyên xưng ông là Messia (Chúa cứu thế) và
là Mahdi (người đã được Chúa Trời dẫn đạo). Ngày nay, giáo phái Ahmadyya
đã có mặt khắp nơi và đã đặt trụ sở hơn một trăm quốc gia trên thế giới.

Từ khi ông Gulam Ahmad cho ra đời giáo phái al-Qadiyani thì những người
Muslim chân chánh tại Ấn độ rất phẩn nộ và thường xuyên lên án ông và gia
đình của ông là những người phản quốc và là những người dị giáo. Ngược lại,
những người Muslim Ấn độ thuộc tầng lớp lao động hạ cấp hay những người
nghèo nàn, bệnh tật, hút sách thì rất ngưỡng mộ hệ phái này vì giáo luật của họ
cho phép uống rượu, hút thuốc phiện hay những gì làm cho say sưa. Đây là một
trong những tệ nạn mà bọn thực dân Anh bày trò cho những ai mê muội cuộc
đời này, để họ rãnh tay còn lo việc khác.

Trong thời gian nhậm chức mà ông Gulam Ahmad tự cho là Messia (Chúa cứu
thế), ông đã nghiên cứu viết hơn 50 cuốn sách và nhiều tập san ngắn, trong đó
có những quyển sách mang tựa đề như sau:

 Iza Latul Awham – Cải cách sự hủ lậu.


 Ia-Jaz Ahmady – Sự huyền bí của Ahmady.
 Baraheen Ahmady – Sự cao thượng của Ahmady.
 Anwar Islam – Hào quang Islam.
 Ia-Jaz Messia – Sự huyền bí của Messia. (Danh từ Messia trong thiên
kinh Qur‟an là Allah ám chỉ Nabi Isa . Nhưng quyển sách này danh từ
Messia có ý ám chỉ ông Mirza Gulam Ahmad, vì ông tự xưng ông là
Chúa cứu thế).
 At Tabig – Sự truyền bá.
 Tadlilat Ilahiyah – Tạm dịch là „Sự biến thiên của Đấng Tạo hóa‟.

2
Nhưng dù có ngạo mạn cở nào thì đến năm 1908 Chúa cứu thế Mirza Gulam
Ahmad cũng qua đời, bọn thực dân Anh liền tuyển chọn ông Nourudeen lên
làm chưởng môn phái (tức Kholifah thứ nhứt của hệ phái Al-Qadiyani), ông này
có ra một quyển sách tựa đề: “Faslul Khitob – Phân biệt những lời giảng
thuyết).

Đến năm 1914, nhiều năm sau cái chết của người sáng lập, phong trào Al-
Qadiyani này chia thành hai phái: "Phong trào Lahore-Ahmadiyya và cộng
đồng Hồi giáo Ahmadiyya (Jamaah-Ahmadiyya)".

 Trong hệ thống chức sắc của hệ phái này có ông Mohammad Aly làm tình
báo viên cho người Anh, ông nắm giữ chức vụ Amir của Al-Qadiyani và
là Chủ bút của tờ báo Al-Qadiyani. Ông đã biên dịch thiên kinh Qur‟an ra
tiếng Anh nhưng nội dung đã được ông sửa đổi (bóp méo) không đúng
như ý nghĩa thực thụ của Nó*, và từ bản dịch tiếng Anh này đã được gởi
đi nhiều nơi trên thế giới dùng làm bản chính để dịch ra bằng thứ ngôn
ngữ của quốc gia đó**. Ông cũng tự tay viết hai quyển sách: “Hakikoh
Ikhtilaf – Sự thật về sự bất đồng và Annubuwah fil Islam – Thiên sứ
trong Islam”.
 Một người có máu mặt khác tên là Mohammad Sodik nắm giữ chức vụ
Mafty của al-Qadiyani, tức là Thẩm phán tối cao của hệ phái này. Ông
cũng có viết một quyển sách dưới nhan đề: “Khodim Khotamun Nabiyine
– Nô lệ của Thiên sứ cuối cùng).
 Bashir Ahmad ibnu Gulam là con trai của Gulam Ahmad cũng có cho ra
đời quyển sách dưới nhan đề: “Siroh Al Mahdy – Tiểu sử của Al Mahdy”,
tức tiểu sử của vị sáng lập ra hệ phái Al-Qadiyani, bởi vì khi còn tại thế
ông Gulam đã tự xưng ông là Mahdy.
 Còn vị Kholifah thứ hai không ai khác lạ, chính là Mohammad Ahmad
ibnu Gulam là người con trai kế của ông Mirza Gulam Ahmad. Ông này
cũng có cho ra đời nhiều quyển sách, trong đó có: “Anwar Al Kholifah –
Hào quang của vị lãnh tụ / Tahfatul Muluk – Kiệt tác của Hoàng đế /
Makikoh Annubuwah – Sự thật về thiên sứ).

3. Lý thuyết của Al Qadiyani.

Những người đi theo nhóm Al-Qadiyani cho rằng:

o Ông Mirza Gulam Ahmad chính là vị Messia cứu thế của họ. (Trong khi
Islam thì nói rằng: “Vào gần Ngày Tận thế thì Nabi Isa  (Jésu) sẽ xuất
hiện lại trên thế gian này, nhưng Người sẽ hành đạo theo những gì Nabi

3
Muhammad  chỉ dạy. Chủ yếu Allah  muốn Nabi Isa  sống lại là để
Người chống đỡ sự xuất hiện của Đajal (người một mắt), sau khi tiêu diệt
Đajal thì Nabi Isa  sẽ qua đời và được chôn cất tại một nghĩa trang ở
Madina (Arabie), và chỉ một thời gian ngắn sẽ là Ngày Tận thế”, Còn
Messia Cứu thế Gulam Ahmad chỉ là trò lừa đảo thiên hạ mà thôi).
o Họ còn cho rằng: Allah (mà họ nói là Chúa Trời) cũng nhịn chay, cũng
hành lễ, cũng ngủ, thức, viết, ký tên, cũng có sai lầm và cũng giao hợp
như một con người bình thường… (Cầu xin Allah hãy tiêu diệt họ, đây là
những lời lẽ vô kiến thức của họ).
o Họ nói rằng: Thiên sứ Muhammad  không phải là vị thiên sứ cuối cùng,
mà sẽ còn xuất hiện những vị thiên sứ khác nữa, tùy theo thời thế. Còn
Gulam Ahmad thì họ cho là một vị Thánh tối cao trong tất cả vị Thánh
của Thượng đế.
o Họ nói rằng: Thượng đế của họ có nước da trắng, là người bản địa Anh
quốc, vì họ cầu nguyện bằng tiếng Anh.
o Họ nói rằng: Thiên thần Jibriel  đã khải thị những giáo luật và truyền
giảng Qur‟an cho ông Gulam Ahmad.
o Họ nói rằng: Không có dùng thiên kinh Qur‟an , mà chỉ có quyển
Thánh thư của Messia (Gulam) cứu thế đưa ra. Không có thiên sứ nào
cả, ngoại trừ sự lãnh đạo của sứ giả là Mirza Gulam Ahmad mà thôi.
Nghĩa là tất cả những vị thiên sứ của Allah là do ông Mirza Gulam
Ahmad lãnh đạo. Họ nói rằng: Thánh thư của Al Qadiyani là từ trên trời
truyền xuống mang tên (Kitab al-Mubin – Thánh Thư Giảng Dạy) chứ
không phải là quyển Thiên kinh Qur‟an.
o Họ còn nói rằng: Những người Muslim nào không đi theo đường lối của
họ là KAFIR (ngoại đạo), ngoại trừ những ai đi theo họ mới là Muslim
thực thụ.
o Họ còn cho rằng: Vùng đất Qadian ở Ấn độ là vùng đất linh thiêng hơn cả
Makkah và Madinah, họ lấy nơi đó làm hướng Qiblat để hành lễ nguyện,
và cũng nơi đó để tín đồ qui tựu về đó hành hương.
o Và còn nhiều chuyện tề thiên đại thánh khác nữa…

4. Sự sai biệt lý giãi thiên kinh Qur‟an.

Hai dấu hiệu * và ** phần trên là sự ghi chú muốn kê khai vài điểm mà họ đã
diển dịch sai nghĩa trong thiên kinh Qur‟an. Chúng ta hãy nghiêm túc kiểm tra
vài ayat (đoạn kinh) điển hình từ ngôn ngữ chính thức Arab rồi họ chuyển sang
Việt ngữ như sau:

4
1. Đầu tiên quyển THIÊN KINH QUR‟AN họ dịch là THÁNH THƯ
QUR‟AN. (Xem hình)

2. Danh xưng ALLAH họ dịch là CHÚA TRỜI.

3. THIÊN SỨ MUHAMMAD họ dịch là NHÀ TIÊN TRI MUHAMMAD.

4. Ba chữ Alif-Lam-Mim họ dịch là TA LÀ ALLAH ĐẤNG TOÀN TRI,


Thật ra không một ai hiểu được ý nghĩa chính xác của ba chữ này Allah
muốn nói gì?

5. Chương 2, đoạn 30 theo quyển Thánh thư Qur‟an dịch là: “Ngài đã sáng
tạo cho các ngươi mọi vật trên mặt đất này, rồi Ngài trở về trời và tu
chỉnh thành BẢY THIÊN ĐÀNG, Ngài thông toàn mọi việc”.

92

Đúng ra: “Ngài là Đấng sáng tạo cho các người tất cả mọi vật dưới đất
rồi hướng về bầu trời Ngài hoàn chỉnh chúng thành BẢY TẦNG
TRỜI, và Ngài biết hết mọi vật”.

6. Chương 2, đoạn 31: Malikat họ dịch là THIÊN SỨ, nhưng đúng nghĩa là
THIÊN THẦN.

7. Chương 2, đoạn 152: họ dịch là “…rửa tội cho các ngươi…”

151

Đúng nghĩa là “…tránh khỏi tội lỗi và thanh sạch hóa tâm hồn…”, sai
Tawhid.

8. Chương 2, đoạn 159: Họ dịch “Dĩ nhiên Al Sofa và Al Marwa là Phép Lạ


của A-La. Kẻ nào vừa đi hành hương ở Thánh Điện vừa đi hành hương ở
hai nơi trên đều không có tội…”

151

5
Đúng nghĩa là: “…Do đó, ai làm Hajj hoặc Umrah tại Ngôi đền (của
Allah) thì sẽ không có tội khi đi vòng hai địa điểm đó…”

9. Chương 4, đoạn 21: “Nếu các người muốn trao đổi vợ với nhau…”

92

Đúng nghĩa là: “Và nếu các người muốn lấy người vợ sau thay cho
người vợ trước…”

10. Chương 4, đoạn 25: “…Sau khi hưởng sự khoái lạc, hãy trả cho họ số
tiền đã định…”

92

Đúng nghĩa là: “…Do đó, hãy cưới nàng với sự đồng ý của họ và hãy tặng lễ
vật (Mahar) cho họ…”

11. Chương 4, đoạn 165: “…A-La đã trò chuyện một cách thân thiết với
MôSê”.

162

Đúng nghĩa là: “Và Allah phán bảo trực tiếp với Musa”.
Chúng tôi nêu ra một số bằng chứng trên đây mà họ đã dịch sai nghĩa thiên kinh
Qur‟an, nếu đọc sơ qua thì nghĩ rằng không quan trọng, nhưng đi vào chi tiết thì
sự lệch lạc này sẽ đưa chúng ta đến Hỏa ngục, vì nó phản lại Tawhid của Allah
phán bảo. Chúng ta không nên đọc quyển Thánh Thư Qur’an bằng Việt ngữ do
trung tâm ấn loát Ahmadiyya Muslim Center – Nagoya – Japan phát hành năm
1989 (xem hình cuối bài).

Tốt nhất nên tìm đọc quyển “Thiên kinh Qur’an, Bản dịch Ý nghĩa nội dung
bằng Việt ngữ của Hassan Bin Abdul Karim (Từ Công Thu)” chuyển ngữ với

6
sự cộng tác của Abdul Halim Ahmed, do Trung tâm Ấn loát Quốc Vương Fahad
xuất bản (xem hình cuối bài).

Hiện nay, giáo phái Al-Qadiyany hay Ahmadyya đang tung hoành khắp nơi,
trụ sở chính đặt tại Luân đôn (London – UK), phần đông họ là những người Ấn
độ, Pakistan, Bangladesh thành phần hạ cấp, không kiến thức về Tawhid Islam,
những thành phần này “ăn cơm chúa phải múa tối ngày” theo sự chỉ đạo của
những nhà tài phiệt Do thái và Thiên Chúa...

Hình như, hiện nay giáo phái này đang muốn “bày trò” tại Việt Nam để truyền
giáo, cầu xin Allah ban cho chúng ta giữ vững niềm tin (Iman) để không xa ngã
vào vòng tay của những người tội lỗi, amin.

Ban biên tập chanlyislam

Tài liệu tham khảo:


1. Al Qadiyani của tác giả Ihshan Ilahy Dohir.
2. Al Qadiyani của tác giả Abu al Hussein Aly al Hussny An Nadway, Abu A‟la al Maududy, Mohammad
al Khodry Hussein.
3. Tarikh al Qadiyani (Tiểu sử của Qadiyani) của tác giả Sanaalloh Tasny.
4. Saud‟a al Qadiyani (sự đen tối của Qadiyani) của tác giả Mohammad Aly al Amry Tasny.
5. Fitnatul al Qadiyani (Sự xáo trộn của Qadiyani) của tác giả Atik Ar Rohman.
6. Al Mashab al Qadiyani (Hệ phái của Qadiyani) của tác giả Ilyas Bary.

Das könnte Ihnen auch gefallen