Sie sind auf Seite 1von 6

ATM

1.Tế bào ATM: là tế bào dữ liệu có kích thước không đổi 53(byte). 5 byte (10% tải tin
thì tốt nhât) đầu chứa các thông tin mào đầu bao gồm các số nhận dạng kết nối, 48Byte
(US: 64Byte, EURO: 32Byte) còn lại dùng để tải tin. Với khuôn dạng như thế, chuyển
mạch ATM không phải dò tìm kích thước khối dữ liệu do đó quá trình chuyển mạch sẽ
đạt hiệu quả cao hơn, kích thước tế bào nhỏ làm cho ATM có khả năng truyền các dữ liệu
thời gian thực như video, thoại.
2. Định dạng header của ATM
UNI:
GFC VPI VCI PT CLP HEC
(4) (8) (16) (3) (1) (8)
GFC: điều khiển luồng. VPI/VCI: nhận dạng kênh ảo qua một giao diện ATM. PT: loại
bản tin, xác định tế bào ATM chứa dữ liệu hay thông tin điều khiển. CLP: xác định mức
độ ưu tiên của tế bào. HEC: kiểm tra lỗi, chứa mã CRC để kiểm soát lỗi.
NNI: tương tự như UNI nhưng không có trường GFC và thay vào đó trường VPI có kích
thước lớn hơn.
3.Phân lớp. Gồm physical ATM tương ứng với lớp vật lý trong mô hình OSI ,còn lớp
ATM, ALL tương ứng với lớp liên kết dữ liệu.
* Lớp vật lý: quàn lý và làm việc với phương tiện truyền dẫn. Tạo luồng dữ liệu và xử lý
lỗi.
*Lớp ATM: Thiết lập kết nối và truyền các tế bào đi. Ghép kênh/ giải ghép kênh. Biên
dịch các giá trị VPI/VCI ở các bộ chuyển mạch và điểm kết nối. Gắn thêm hoặc lấy ra
các header trước hoặc sau khi tế bào chuyển đến lớp AAL. Duy trì việc điều khiển luồng
bằng cách sử dụng GFC.
*Lớp AAL: - lớp hội tụ: chia khung dữ liệu thành tế bào 53byte và gửi. – Lớp: phân đoạn
và tái hợp tế bào: phân đoạn thành các tế bào ATM ở đầu phát và tái hợp ở đầu thu.
4. Kênh ảo ATM
PVC – kênh ảo cố định: kết nối các điểm đầu cuối trực tiếp và thường xuyên. Thời gian
thiết lập kết nối thấp, tương đương độ trễ. Chiếm dụng băng thông làm hiệu suất sử dụng
kênh truyền thấp. Thiết lập bằng tay.
SVC – kênh ảo chuyển mạch: cho phép tạo và giải phóng kết nối một cách linh động.
Thiết lập tự động qua quá trình báo hiệu, hiệu suất sử dụng băng thông cao, tốn thời gian
báo hiệu kênh truyền.
SPVC = PVC + SVC: Được xác định bằng cặp giá trị VPI/VCI của nguồn và đích kèm
theo địa chỉ ATM đích. Giảm độ trễ, tăng hiệu suất sử dụng băng thông, thiết lập cấu
hình phức tạp.
5. Thiết lập kết nối và báo hiệu
SVC: thiết lập thông qua kênh báo hiệu, truyền, giải phóng.
6. Địa chỉ ATM 20bytes
Có 3 loại: NSAP (E.164) dùng cho ISDN. DCC: địa chỉ chung. ICD: địa chỉ riêng.
Phân biệt địa chỉ chung, riêng: chiếm dụng nhiều tài nguyên, trùng địa chỉ, không đủ địa
chỉ cho tất cả.
DCC (AFI=39): địa chỉ DCC được quản lý và đánh số theo bảng mã của mỗi quốc gia.
AFI DCC HO-DSP ESI SEL
ICD (AFI=47): được quản lý và đánh số theo tiêu chuẩn quốc tế do viện tiêu chuẩn hoàng
gia anh cấp.
AFI ICD HO-DSP ESI SEL
E.164 (AFI=45) của ITU.
AFI E.164 HO-DSP ESI SEL
7. Các dịch vụ ATM
- Dịch vụ thời gian thực :CBR(tốc độ bit cố định),VBR(tốc độ bit thay đổi). -Dịch vụ thời
gian không thực :ABR(tốc độ bit có thể),UBR(tốc độ bit không ràng buộc),GFR(tốc độ
frame được đảm bảo).
-Dịch vụ CBR: +Tốc độ truyền dữ liệu luôn cố định +Dùng cho các ứng dụng audio
hoặc video không nén. +giới hạn theo thời gian chậm trễ và trì hoãn. +Adaptation Layer:
AAL1
-Dịch vụ VBR: +Dùng cho các dịch vụ ràng buộc về thời gian +Các ứng dụng truyền dữ
liệu với tốc độ thay đổi theo thời gian +Dùng cho ứng dụng audio hoặc video nén. +Cúng
cấp dịch vụ với độ trễ và độ mất cell thấp +Adaptation Layer: AAL2, AAL 3 /4, AAL5
-Dịch vụ ABR:
+Truyền đi dữ liệu tốc độ cao +Sẽ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như truyền
dẫn file tốc độ cao và kết nối với các LAN +Giới hạn dữ liệu bởi chốt dữ liệu trên và
dưới. +Adaptation Layer: AAL 5
-Dịch vụ UBR: +Dịch vụ nổ lực cao nhất : băng thông linh động,UBR có thể sử dụng
băng thông mà ABR,CBR,VBR không sử dụng. +Dịch vụ không phản hồi + Dùng cho
những ứng dụng không quan trọng ví dụ : truyền tập tin, truy cập web… +Adaptation
Layer: AAL5
8. IP Over ATM
48 byte 48 byte 48 byte 48 byte
SNAP
Header ATM cell
(5byte)
Header ATM cell
(5byte)

MẠNG THÔNG TIN QUANG


Bộ phát chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang và bên thu ngược lại. Băng thông
rộng, tốc độ cao, độ ổn định, tỉ lệ lỗi bit thấp, giá thành cao. Không bị ảnh hưởng bởi
sóng điện từ. Không bị ngắt mạch. Suy hao: đường truyền, tán sắc: modal, bước sóng.
Nhiếu phi tuyến: do các bước sóng nhiễu qua lại với nhau.
Đầu nối cáp quang: SC, ST, MT-RJ.
Tín hiệu → Nguồn ‗ Bộ thu → Nhận dữ
phát (SONET quang liệu
quang / SDH) (Pindiot –
(LED – APD diot)
LASER)
Bên phát: - diot phát quang: truyền với khoảng cách ngắn. – diot laser: truyền với khoảng
cách xa, tốc độ cao, giá thành cao, cường độ phát sáng lớn.
Bên thu: - Pindiot: thiết bị thu. -APDdiot: điện áp phân cực lớn, giá thành cao.
Couplers: bộ ghép quang : gồm 1 diot phát quang và bán dẫn thu quang. Kiểu ghép quang
này được gọi là ghép quang thụ động Passive, những bước sóngđã có người dùng thì
không thể ghép được. Active: ghép kênh chủ động chuyển đổi quang điện, giải quyết
được xung đột bước sóng, hiệu quả ghép cao.
1. Cáp quang có 2 loại: đơn mode 7-8µm. Đa mode 50µm. Bước sóng sử dụng: 850nm,
1300nm, 1550nm.
Khung SDH: 9 hàng* 270 cột2430 ô 2430 byte.
9 hàng * 9 cột  81byte  header.
Tốc độ cơ sở của SDH: 2430byte/125µs= 155.52Mb/s.

ETHERNET
1984: 10Mbps, 802.3. 1995: 100Mbps, 802.3u. 1998: 1Gbps, 802.3z. 2002: 10Gbps,
802.3ea. Ưu điểm: dễ dàng triển khai, quản lý và bảo dưỡng, chi phí xây dựng mạng thấp,
dễ dàng và linh động trong việc mở rộng mạng, tương thích cao và phù hợp với nhiều sản
phẩm của nhà sản xuất khác nhau.
1. Khung dữ liệu cơ sở:
PRE SFD DA SA Length/Type Data Pad FCS
(7) (1) (6) (6) (2) (46-1500) (4)
Preamble – PRE: báo khung dl đến. SFD: bắt đầu khung Ethernet. DA: địa chỉ nguồn.
SA: địa chỉ đích. Length/Type: độ dài của trường dữ liệu. Pad: trường đệm: đảm bảo
Data đủ 46 byte. FSC: kiểm soát lỗi chứa mã CRC.
2. CDMA/CD
Cảm nhận sóng mang dò có xung đột để giải quyết các xung đột trên mạng. – Cảm nhận
kênh truyền – Bận thì không phát, đợi trong thời gian ngẫu nhiên, phát lại – Kênh truyền
rỗi thì phát thử 1 khung – Xung đột đợi và phát lại – Không có xung đột thì phát.
3.Thiết bị
DTE : là thiết bị đầu cuối phát hoặc nhận khung dữ liệu như là máy tính, máy trạm, máy
chủ file dữ liệu.
DCE : là thiết bị trung gian có nhiệm vụ nhận và chuyển tiếp khung dữ liệu trên mạng,
như bộ lặp, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến hoặc các khối giao tiếp thông tin …
Môi trường truyền dẫn bao gồm các loại cáp đồng (UTP, STP) và các loại cáp quang.
4. Mã hóa Manchester
Dễ dàng đồng mức các khung dữ liệu. Tốn băng thông.
Để chuyển đổi dữ liệu bit sang tín hiệu truyền trên đường truyền, Ethernet dùng kiểu
mã hóa Manchester. Trong sơ đồ mã hóa Manchester, một bit sẽ được mã hóa bằng một
sự thay đổi điện thế. Với bit "1", điện thế đổi từ 1 xuống 0. Còn với bit "0", điện thế đổi
từ 0 lên 1.

5. Cấu trúc mạng


BUS: các máy trạm hoặc node mạng được nối với nhau qua đường liên kết chung và
được bố trí tại các điểm kết cuối. Sử dụng cáp đồng trục (500m). Các phân đoạn được nối
với nhau bằng bộ lặp, một phân đoạn tối đa 100 máy trạm. Thiết bị đầu cuối hạn chế
(<1024). Khi có sự cố ở 1 điểm thì toàn bộ hệ thống bị ngưng.
START: tất cả kết nối đến một bộ tập trung. Sử dụng cáp xoắn đôi hoặc cáp quang. Kết
nối điểm điểm. Khi một liên kết bị sự cố thì vẫn hoạt động bt. Xuất hiện độ trễ.
6. Chồng giao thức Ethernet
Mac –client (LLC)
MAC
Physical
Mac – client: - lớp điều khiển logic (LLC): nếu thiết bị đầu cuối DTE: cung cấp giao
diện giữa lớp MAC và các lên trên. – Cầu nối dữ liệu: nếu thiết bị DCE: cung cấp giao
diện giữa các mạng LAN sử dụng cùng giao thức hoặc khác giao thức.
MAC: đóng gói dữ liệu: kết nối khung dl, dò tìm và sửa lỗi khung trong quá trình truyền
dẫn. Điều khiển truy cập: khởi tạo truyền khung dữ liệu và khắc phục lỗi.
Physical: điều hòa và giao diện không phụ thuộc, mã hóa vật lý không phụ thuộc, lớp các
khối vật lý, lớp giao diện phụ thuộc.

FRAME RELAY
1. Khung dữ liệu
Flag (1Octet) Header (2Octet) Information FCS (1Octet) Flag (1Octet)
field
Flag: thông tin điều khiển. FSC: kiểm soát lỗi. Dùng cờ hiệu kết hợp byte nhồi: nhờ FCS
trước cờ giả nếu trùng dữ liệu với flag.
DLCI C/R EA DLCI FECN BECN DE EA
8 7 6 5 4 3 2 1 8 7 6 5 4 3 2 1
DLCI: số nhận dạng kết nối (10bit) – trọng số cao (6bit) – trọng số thấp (4bit). CR: chỉ
thị ứng dụng khác. EA: mở rộng địa chỉ. FECN: thông báo nghẽn mạng (đầu thu), BECN
thông báo nghẽn mạng (đầu phát). DE: biểu thị mức độ ưu tiên của gói tin.
2. Kết nối Frame Relay
- PVC: Kênh ảo cố định: + Được thiết lập cố định cho việc truyền dữ liệu từ điểm đầu
đến điểm cuối. Về nguyên tắc có nhiều kênh PVC cùng tồn tại qua 1 giao diện UNI +
Tối ưu hóa việc truyền dữ liệu và khả năng kết nối nhiều vị trí khác nhau
- SVC : Kênh ảo chuyển mạch + Cung cấp các kênh ảo theo yêu cầu . Cải thiện hiệu quả
truyền tải của mạng hỗ trợ các ứng dụng video tốc độ cao như : NVOD – Near Video on
demand. Ưu điểm SVC : được thiết lập tự đọng ở các nốt mạng thông qua quá trình báo
hiệu . Tiết kiệm tài nguyên.
3. CIR: Đây là tốc độ khách hàng đặt mua và mạng lưới phải cam kết thường xuyên đạt
được tốc độ này. tốc độ truyền dữ liệu thực tế không được phép nhỏ hơn giá trị này
- CBIR ( Committedk burst information rate ) - Tốc độ cam kết khi bùng nổ thông tin.
+Khi có lượng tin truyền quá lớn, mạng lưới vẫn cho phép khách hàng truyền quá
tốc độ cam kết CIR tại tốc độ CBIR trong một khoảng thời gian (Tc) rất ngắn vài ba giây
một đợt, điều này tuỳ thuộc vào độ "nghẽn" của mạng cũng như CIR.
4. Mô hình phân lớp:
Frame Relay OSI
Frame Relay Data link
Physical Physical
Các yếu tố cho phép công nghệ Frame Relay hoạt động ở lớp 2 của mô hinh tham chiếu
OSI cho phép truyền dl tốc tộ cao mà vẫn đảm bảo chất lượng: - Chất lượng cải tiến nhờ
sử dụng công nghệ cáp quang và công nghệ truyền dẫn SONET. – Sử dụng thiết bị định
tuyến và kết nối Lan – Wan thay cho mô hình kết nối truyền thống theo kiểu thiết lập liên
lạc giữa các thiết bị đầu cuối đến trạm chủ.
5. Thiết bị:
DTE: router access, DCE: frame relay switch, router.
6. So sánh Frame Rlay – IP
Frame Relay IP
Hỗ trợ đa giao thức Kết nối any – to – any
Tin cậy và đảm bảo chất lượng Hạn chế chất lượng dịch vụ
Hỗ trợ khả năng giám sát mạng Có nhiều vấn đề về an ninh mạng
Phạm vi: công ty. Liên kết nhiều công ty/ doanh nghiệp
Kết nối Wan Lan – Wan
Hỗ trợ kênh kết nối logic Quay số và kết nối khác

DSL
Tốc độ cao. Ký sinh trên mạng điện thoại. Dịch vụ được cung cấp tại mọi thời điểm và
liên tục được kết nối. Khả năng truyền tải nhiều ứng dụng khác nhau.
ADSL
Cho phép ghép lưu lượng của tín hiệu khác nhau, như dữ liệu, tín hiệu video, tín hiệu
thoại qua mạng điện thoại mà vẫn đảm bảo chất lượng.
SDSL
Cho phép truyền các dịch vụ đa phương tiện có kênh tải lên = tải xuống. Hỗ trợ các dịch
vụ Internet, Web hostting… Hoạt động tương thích với các công nghệ ATM & FR
Cấu hình mạng cơ bản của kỹ thuật ADSL
ADSL sử dụng 1 cặp modem đặt tại hai đầu cuối. Modem tại tổng đài là ATU-C và tại
khách hàng là ATU-R. Chuẩn ITU-T G.994 qui định thủ tục kết nối trao đổi thông tin
giữa ATU-C và ATU-R.
Tại đầu thuê bao, ATU-R thực hiện chức năng điều chế và giải điều chế nhằm tối ưu
đường truyền. Các máy tính cần có 1 card mạng. Model ADSL sẽ định tuyến tín hiệu
thoại, video và dữ liệu đến tổng đài, sữa lỗi và xóa echo để giảm nhiễu cho đường truyền.
Tại tổng đài, ATU-C, DSLAM, Switch và Router tách tín hiệu thoại đưa đến tổng đài,
đưa dữ liệu, video đến các mạng IP như Internet, ATM, SONET/SDH.
Bộ chia tín hiệu
Để triển khai được hệ thống ADSL trên đường thuê bao điện thoại, người ta phải sử dụng
1 bộ chia tín hiệu POTS được tích hợp vào Model ADSL. Bản chất là 1 bộ lọc thông thấp
với 1 bộ lọc thông cao, chia băng thông thành 2 kênh. Kênh tín hiệu thoại từ 300Hz –
3,4KHz dùng cho dịch vụ điện thoại. Kênh dữ liệu gồm phần có băng thông rộng hơn
được dùng làm kênh chiều xuống (downstream), làm kênh chiều lên(upstream).
Điều chế DMT
Hỗ trợ thông lượng cao bằng cách thích ứng với sự thay đổi điều kiện của đường
truyền và tối ưu hóa băng thông sử dụng.
DMT chia phổ tần khả dụng từ 0Khz1,1MHz của đường thuê bao256 kênh
truyền để truyền tin.
Tín hiệu mỗi kênh truyền đều được điều chế bằng kỹ thuật QAM. DMT sử dụng
QAM để tối ưu hóa cường độ tín hiệu khi tín hiệu bị suy hao trên đường truyền.
DMT sử dụng phương pháp biến đổi Fourier rời rạc và kỹ thuật ghép kênh phân chia
theo tần số có mã trực giao.
Tần số càng caotín hiệu càng suy haoDMT sẽ kiểm tra để điều chỉnh việc truyền
dữ liệu.
Đảm bảo an toàn cho dịch vụ mà không phụ thuộc vào khoảng cách.
Tối ưu băng thông sủ dụng, cho phép dịch vụ hoạt động ở tốc độ tối đa trong điều
kiện hoạt động bình thường, và lưu lại các quá trình hoạt động với mực đích bảo dưỡng.

1G: Hệ thống mạng di động thế hệ thứ nhất (1G) được phát triển vào những năm cuối
thập niên 70, hệ thống này sử dụng kỹ thuật tương tự (analog). Tất cả các hệ thống 1G sử
dụng phương pháp đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA (Frequency Division
Multiple Access). Các hệ thống mạng di động 1G chỉ được dùng để sử dụng cho dịch vụ
thoại với chất lượng khá thấp nguyên do tình trạng nghẽn mạch và nhiễu xảy ra thường
xuyên.
Các hệ thống mạng 1G: Các hệ thống mạng di động 1G bao gồm các hệ thống sau:
• AMPS (Advaced Mobile Phone System) • ETACTS (Enhanced Total Access Cellular
System) - Châu Âu • NMT (Nordic Mobile Telephone System) - Bắc Âu.
2G: Hệ thống mạng 2G được triển khai vào năm 1990 và hiện nay vẫn được sử dụng
rộng rãi, là một mạng thông tin di động số băng hẹp, sử dụng phương pháp chuyển mạch
mạch là chủ yếu. Phương pháp đa truy cập TDMA và CDMA được sử dụng kết hợp với
FDMA. Hệ thống mạng di động 2G sử dụng cho dịch vụ thoại và truyền số liệu là chủ
yếu.
Các hệ thống mạng 2G: TDMA: ghép kênh theo tần số và tương tự. CDMA: ghép mã cho
người dùng. GSM: Ghép kênh theo thời gian và tần số.
2.5G:
Hệ thống mạng 2,5G là mạng chuyển tiếp giữa hệ thống mạng di động thế hệ thứ 2 (2G)
và thứ 3 (3G). Hệ thống hoàn toàn dựa trên cơ chế chuyển mạch gói. Ưu điểm của hệ
thống di động 2,5G là tiết kiệm được không gian và tăng tốc độ truyền dẫn.
Các hệ thống: GPRS: chuyển mạch gói, cung cấp kết nối ảo, truyền số liệu với tốc độ
171.2 Kbps. EDGE: Được xây dựng dựa trên nền tảng của mạng GSM nhưng lại cung
cấp gần đạt đến các chuẩn dành cho 3G tốc độ xấp xỉ 384 Kbps.
3G:
• WCDMA: WCDMA hay còn gọi là IMT - 2000 là một chuẩn của ITU (International
Telecommunication Union) có nguồn gốc từ chuẩn CDMA. Công nghệ WCDMA cho
phép tốc độ truyền dữ liệu đến các thiết bị di động cao hơn nhiều so với khả năng của
mạng di động hiện nay. WCDMA có thể hỗ trợ việc truyền thoại, hình ảnh dữ liệu
video... có tốc độ lên đến 2Mbps.
• UMTS: Là một mạng thế hệ thứ 3 được triển khai ở Châu Âu. Mạng này cung cấp cung
cấp cho người sử dụng các dịch vụ hoạt động ở tần số 2GHz, cho phép hình ảnh âm
thanh, video, truyền hình…hiển thị trên các máy điện thoại di động. UMTS được xem là
một hệ thống mạng cải tiến từ mạng 2G GSM.

Das könnte Ihnen auch gefallen