Sie sind auf Seite 1von 6

CHI PHÍ ĐI VAYIPSAS 51IPSAS 5 – CHI PHÍ ĐI VAYLời nói đầuChuẩn mực kế toán công quốc tế này

được soạn thảo dựa trên chuẩn mực kế toánquốc tế (IAS) số 23, “Chi phí đi vay”, do Uỷ ban
chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC)ban hành. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Uỷ
ban chuẩn mực kế toánquốc tế (IASCF) ban hành năm 2001 để thay thế IASC. Các chuẩn mực kế
toán quốctế (IASs) do IASC ban hành vẫn còn hiệu lực cho đến khi nó được sửa đổi hoặc huỷbỏ
bởi IASB. Các đoạn trích từ IAS 23 được sao chép lại trong ấn phẩm này của Uỷban lĩnh vực
công thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế với sự cho phép của IASB.Tài liệu về IASs được IASB xuất
bản bằng tiếng Anh và các bản copy có thể nhậnđược trực tiếp từ bộ phận xuất bản của IASB
theo địa chỉ: tầng 7, 166 Fleet Street,London EC4A2DY, Anh quốc.Địa chỉ email:
publications@iasb.orgTrang website: http://www.iasb.orgIASs, các bản thảo và những ấn phẩm
khác của IASC và IASB thuộc bản quyền củaIASCF.“IAS”, “IASB”, “IASC”, “IASCF” và “Chuẩn mực
kế toán quốc tế” là những thươnghiệu của IASCF và không được phép sử dụng nếu không được
sự nhất trí của IASCF.
CHI PHÍ ĐI VAYTháng 5 năm 2000IPSAS 5 - CHI PHÍ ĐI VAYNỘI DUNG ĐoạnMục đíchPhạm
vi................................................................................................................. 1-4Các khái
niệm………........................................................................................... 5-13Chi phí đi
vay……………………………………………...…................ 6Đơn vị kinh
tế…………........................................................................... 7-9Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch
vụ tiềm tàng ..................................... 10Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước
……........................................... 11Tài sản thuần/Vốn chủ sở
hữu.................................................................. 12Tài sản dở
dang………………………….…………………................... 13Chi phí đi vay – Phương pháp
chuẩn……………..……..………....................... 14-16Ghi
nhận…………………….................................................................. 14-15Giải
trình……………............................................................................. 16Chi phí đi vay – Phương
pháp thay thế được chấp nhận..................................... 17-40Ghi nhận
………………………...………………………….................. 17- 39Chi phí đi vay đủ tiêu chuẩn vốn
hoá..................................................... 21-29Sự vượt trội của giá trị ghi sổ của tài sản dở dang so
với giá trị có thể thu hồi ………………………………………..….., 30Bắt đầu vốn hoá………………..
……...………………………………. 31-33Tạm ngừng vốn hoá……………………………………………………. 34-
35Dừng vốn hoá.......................................................................................... 36-39Giải
trình…………………………………………………………..................... 40Điều khoản chuyển
đổi....................................................................................... 41Ngày hiệu
lực...................................................................................................... 42-43So sánh với IAS
23IPSAS 52

CHI PHÍ ĐI VAYNhững chuẩn mực viết bằng kiểu chữ in đậm, phải được đọc trong ngữ cảnh của
cácđoạn dẫn giải viết bằng chữ thường trong Chuẩn mực này, và trong ngữ cảnh của“Lời tựa
cho chuẩn mực kế toán công quốc tế”. Các chuẩn mực kế toán công quốc tếkhông áp dụng cho
những khoản mục không trọng yếu.Mục đích Chuẩn mực này qui định phương pháp hạch toán
kế toán đối với chi phí đi vay. Nhìnchung chuẩn mực này yêu cầu tính vào chi phí ngay đối với
chi phí đi vay. Tuy nhiên,theo phương pháp thay thế được chấp nhận chuẩn mực này cho phép
việc vốn hoá chiphí đi vay đối với những chi phí trực tiếp liên quan đến việc mua, xây dựng hoặc
sảnxuất các tài sản dở dang.Phạm vi1. Chuẩn mực này được áp dụng trong kế toán các khoản
chi phí đi vay.2. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc khu vực công loại trừcác
đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước.3. Các doanh nghiệp Nhà nước tuân thủ chuẩn mực kế
toán quốc tế (IASs) do uỷban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành. Trong hướng dẫn của
uỷ bankhu vực công (PSC) số 1, “Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước”đã chỉ rõ:
IASs áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp không kể là doanh nghiệptư nhân hay doanh nghiệp
trong khu vực công. Do đó, hướng dẫn này gợi ýrằng: các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước
phải lập và trình bày báo cáotài chính tuân theo IASs trên mọi khía cạnh trọng yếu.4. Chuẩn
mực này không đề cập đến chi phí thực tế và các phí tổn tính vào tài sảnthuần/vốn chủ sở hữu.
Trong trường hợp áp dụng tính chi phí vốn cho từngdoanh nghiệp riêng biệt, việc điều chỉnh
cần phải được thực hiện nhằm xácđịnh chi phí đó có thoả mãn các định nghĩa về chi phí đi vay
hay không hoặcphải kế toán như một khoản chi phí thực tế hay phí tổn tính vào tài
sảnthuần/vốn chủ sở hữu hay không.Các khái niệm5. Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực
này được hiểu như sau:Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở, qui định, qui luật và
phươngpháp kế toán cụ thể được đơn vị áp dụng trong việc lập và trình bày cácbáo cáo tài
chính.Cơ sở dồn tích là một cơ sở kế toán theo đó các giao dịch và các sự kiệnkhác được ghi
nhận khi chúng phát sinh (không phụ thuộc vào thực tế thuhoặc chi tiền hoặc các khoản tương
đương tiền). Vì vậy, các giao dịch vàsự kiện được ghi chép vào sổ kế toán và được ghi nhận trên
các báo cáo tàichính của các kỳ kế toán tương ứng. Những yếu tố được ghi nhận trên cơsở kế
toán dồn tích là tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần (vốn chủ sở hữu),doanh thu và chi phí.IPSAS
53
CHI PHÍ ĐI VAYTài sản là các nguồn lực được kiểm soát bởi đơn vị như là kết quả của cácsự kiện
trong quá khứ và từ các lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc lợi íchtiềm tàng mà đơn vị có thể
thu được.Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác đơn vị phải gánh chịuphát sinh liên
quan trực tiếp đến các khoản vay của đơn vị .Tiền mặt bao gồm tiền tại quỹ và các khoản tiền
gửi không kỳ hạn.Vốn góp của chủ sở hữu là những lợi ích kinh tế trong tương lai đơn vịnhận
được từ bên ngoài nhưng không làm phát sinh nợ phải trả của đơnvị mà góp phần tạo ra tài sản
thuần/vốn chủ sở hữu của đơn vị. Nhữngkhoản này có đặc điểm :(a) Có quyền phân phối các
lợi ích kinh tế trong tương lai trong suốtthời gian góp vốn, việc phân phối đó được thực hiện
theo quyếtđịnh của chủ sở hữu hoặc người đại diện của họ và có quyền phânphối phần chênh
lệch tài sản lớn hơn nợ phải trả; và/hoặc(b) Có thể bán, trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua
lại.Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạtđộng của đơn vị khác
nhằm thu được lợi ích từ hoạt động các của đơn vịđó.Đơn vị bị kiểm soát là đơn vị nằm dưới
quyền kiểm soát của một đơn vịkhác (được gọi là đơn vị kiểm soát).Đơn vị kiểm soát là đơn vị
có một hoặc nhiều đơn vị bị kiểm soát.Phân phối cho các chủ sở hữu vốn là lợi ích kinh tế trong
tương lai hoặclợi ích tiềm tàng mà đơn vị phân phối cho tất cả hoặc một số chủ sở hữunhư là
thu nhập từ khoản đầu tư của chủ sở hữu hoặc trả lại vốn đầu tưcho chủ sở hữuĐơn vị kinh tế
là một nhóm gồm đơn vị kiểm soát và một hoặc nhiều đơnvị bị kiểm soát.Chênh lệch tỷ giá hối
đoái là chênh lệch phát sinh từ việc quy đổi cùngmột số lượng lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền
tệ kế toán theo các tỷ giá hốiđoái khác nhau.Tỷ giá hối đoái là tỷ giá trao đổi giữa hai đơn vị
tiền tệ.Chi phí là những khoản giảm sút về lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàngtrong suốt thời
kỳ báo cáo dưới hình thức là dòng tiền ra hoặc tiêu dùngcác tài sản hoặc việc gánh chịu các
khoản nợ phải trả dẫn đến kết quảgiảm tài sản thuần/vốn chủ sở hữu, chứ không phải là các
khoản phânphối cho chủ sở hữu.Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của
đơn vị.Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước là một đơn vị có tất cả các đặc tínhsau:(a) Là một
đơn vị có quyền ký hợp đồng dưới tên của đơn vị mình;IPSAS 54
CHI PHÍ ĐI VAY(b) Được phép hoạt động và sử dụng nguồn tài chính để thực hiệnkinh doanh;(c)
Bán hàng hoá và dịch vụ trong một chu kỳ hoạt động kinh doanhthông thường cho các đơn vị
khác với mức có lợi nhuận hoặc thuhồi toàn bộ chi phí bỏ ra;(d) Không dựa vào tài trợ của
Chính phủ để hoạt động liên tục (Khôngdựa vào các giao dịch trao đổi không ngang giá); và(e)
Được kiểm soát bởi đơn vị kế toán công.Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ
các sự kiện trongquá khứ mà việc thanh toán nghĩa vụ đó sẽ làm giảm sút các nguồn lợi íchkinh
tế của đơn vị.Tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu là phần lợi ích còn lại của giá trị các tài sảntrong
đơn vị sau khi trừ nợ phải trả.Tài sản dở dang là tài sản cần có một thời gian đủ dài để có thể
đưa vàosử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế
đơn vị thu được trong kỳ báo cáolàm tăng tài sản thuần/vốn chủ sở hữu chứ không phải là
khoản vốn gópcủa chủ sở hữu.Chi phí đi vay6. Chi phí đi vay có thể bao gồm:(a) Lãi phải trả
cho những khoản thấu chi, các khoản vay ngắn và dài hạntại ngân hàng;(b) Phân bổ các khoản
chiết khấu hoặc phụ trội liên quan đến các khoảnvay;(c) Phân bổ các khoản phụ phí phát sinh
trong quá trình vay;(d) Các khoản phí tài chính trong hoạt động thuê tài chính; và(e) Khoản
chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh từ các khoản vay bằngngoại tệ trong trường hợp khoản
chênh lệch này được coi là khoản điềuchỉnh đối với lãi vay.Đơn vị kinh tế7 Thuật ngữ “đơn vị
kinh tế” được sử dụng trong chuẩn mực này theo mục đíchcủa báo cáo tài chính, nhằm chỉ ra
một tập hợp các đơn vị bao gồm đơn vịkiểm soát và các đơn vị bị kiểm soát.8. Các thuật ngữ
khác đôi khi được sử dụng mang ý nghĩa là đơn vị kinh tế như“đơn vị hành chính”, “đơn vị báo
cáo tài chính”, “đơn vị hợp nhất” và “nhóm”.9. Một đơn vị kinh tế có thể bao gồm các đơn vị
vừa hoạt động thực hiện cácchính sách xã hội vừa hoạt động vì mục đích thương mại. Chẳng
hạn, Cơ quanquản lý nhà đất của chính phủ có thể là một đơn vị kinh tế bao gồm các đơn
vịIPSAS 55
CHI PHÍ ĐI VAYcung cấp nhà ở chỉ thu một mức phí danh nghĩa, và cũng bao gồm các đơn vịcung
cấp nhà ở với giá thị trường.Lợi ích kinh tế tương lai và dịch vụ tiềm tàng10. Các tài sản giúp
cho đơn vị đạt được mục tiêu hoạt động của mình. Các tài sảnđược sử dụng để cung cấp hàng
hoá và dịch vụ phù hợp với mục đích hoạtđộng của đơn vị nhưng không trực tiếp tạo ra dòng
tiền vào thuần cho đơn vịđược gọi là các “dịch vụ tiềm tàng”. Các tài sản được dùng để tạo ra
dòng tiềnvào thuần thường được gọi là “lợi ích kinh tế tương lai”. Để bao gồm tất cả cácmục
đích sử dụng tài sản trong đơn vị, chuẩn mực này cũng sử dụng thuật ngữ“lợi ích kinh tế tương
lai hoặc dịch vụ tiềm tàng” để mô tả đặc tính cần thiếtcủa các tài sản.Đơn vị kinh doanh bằng
vốn Nhà nước11. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước bao gồm cả đơn vị kinh doanh
bằngvốn thương mại như doanh nghiệp công ích và đơn vị kinh doanh bằng vốn tàichính như
các tổ chức tài chính. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước về cơbản không khác những đơn vị
có những hoạt động tương tự trong lĩnh vực tưnhân. Nói chung, các đơn vị kinh doanh bằng
vốn Nhà nước cũng hoạt động vìmục đích lợi nhuận mặc dù có một số doanh nghiệp có trách
nhiệm phục vụcộng đồng theo đó chúng buộc phải cung cấp một số hàng hoá, dịch vụ cho
cánhân và các tổ chức trong công đồng miễn phí hoặc với mức phí rất thấp.Chuẩn mực số 6
“Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán đối với các đơn vị bịkiểm soát” sẽ hướng dẫn việc xác
định liệu có tồn tại kiểm soát đối với cácmục đích báo cáo tài chính hay không và cần xem xét
trong việc xác định liệumột đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước có bị một đơn vị thuộc lĩnh
vựccông kiểm soát hay không. Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu12. “Tài sản thuần/vốn chủ sở
hữu” là thuật ngữ được sử dụng để xác định phầncòn lại trong báo cáo tình hình tài chính (tài
sản trừ nợ phải trả). Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu có thể dương hoặc âm. Các thuật ngữ khác
có thể được sửdụng để thay thế thuật ngữ tài sản thuần/vốn chủ sở hữu nếu ý nghĩa của
cácthuật ngữ đó là rõ ràng.Tài sản dở dang13. Ví dụ về tài sản dở dang như các toà nhà văn
phòng, bệnh viện, tài sản hạ tầngcơ sở như đường, cầu và các cơ sở chế tạo năng lượng và
hàng tồn kho …cầnphải có một khoảng thời gian đáng kể để có thể đưa chúng vào trạng thái
sẵnsàng sử dụng hoặc bán. Các khoản đầu tư và các tài sản khác thường được tạora trong một
giai đoạn ngắn không được gọi là tài sản dở dang. Các tài sản sẵnsàng cho mục đích sử dụng
hoặc bán ngay khi mua vào cũng không được gọilà tài sản dở dang.IPSAS 56
CHI PHÍ ĐI VAYChi phí đi vay – Phương pháp chuẩnGhi nhận14. Chi phí đi vay được ghi nhận
như một khoản chi phí trong kỳ phát sinh.15. Theo phương pháp chuẩn, chi phí đi vay được ghi
nhận là một khoản chi phítrong kỳ chúng phát sinh, mà không tính đến khoản vay đó được sử
dụng nhưthế nào.Giải trình16. Các báo cáo tài chính phải trình bày chính sách kế toán áp dụng
trong kếtoán chi phí đi vay.Chi phí đi vay – Phương pháp thay thế được chấp nhậnGhi nhận17.
Chi phí đi vay phải được ghi nhận là một khoản chi phí trong kỳ phátsinh, ngoại trừ trường hợp
chúng được vốn hoá phù hợp với đoạn 18.18. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp tới việc mua,
xây dựng hoặc sản xuấtmột tài sản dở dang phải được vốn hoá như một phần giá phí của tài
sảnđó. Chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá phải được xác định theo chuẩnmực này.19. Theo
phương pháp thay thế được chấp nhận, chi phí đi vay liên quan trực tiếptới việc mua, xây dựng
hoặc sản xuất một tài sản dở dang phải được bao gồmtrong giá trị tài sản đó. Các khoản chi phí
này được vốn hoá để trở thành mộtphần trong giá trị tài sản khi chắc chắn chúng sẽ mang lại lợi
ích kinh tế trongtương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng cho đơn vị và các chi phí đó có thể đo
lườngđược một cách đáng tin cậy. Các khoản chi phí đi vay khác được ghi nhận làmột khoản chi
phí trong kỳ phát sinh.20. Nếu một đơn vị áp dụng phương pháp thay thế được chấp nhận,
phươngpháp này phải được áp dụng nhất quán với tất cả các khoản chi phí đi vayliên quan trực
tiếp tới việc mua, xây dựng hoặc sản xuất tất cả các tài sảndở dang của đơn vị.Chi phí đi vay đủ
điều kiện vốn hoá 21. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp tới việc mua, xây dựng hoặc sản xuất
một tàisản dở dang là những khoản chi phí đi vay không phát sinh nếu khoản tiền chicho tài sản
dở dang đó không thực hiện. Khi một đơn vị vay vốn dành riêngcho mục đích có được một tài
sản dở dang cụ thể, chi phí đi vay liên quan trựctiếp đến tài sản dở dang đó có thể xác định
được.22. Việc chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa một khoản vay cụ thể với một tài sản dởdang
cũng như việc xác định khoản vay nào có thể không cần thực hiện là mộtvấn đề khó khăn nhất
là khi hoạt động tài trợ của một đơn vị được điều phốitập trung. Những khó khăn đó cũng phát
sinh khi một đơn vị kinh tế sử dụngcác công cụ nợ để vay tiền theo các mức lãi suất khác nhau,
và lại chuyển cáckhoản nợ đó cho các đơn vị khác trong cùng một đơn vị kinh tế trên các cơ
sởkhác nhau. Tiền được vay một cách tập trung trong một đơn vị kinh tế có thểIPSAS 57
CHI PHÍ ĐI VAYđược chuyển giao cho các đơn vị khác trong cùng một đơn vị kinh tế theo
hìnhthức như một khoản nợ, khoản trợ cấp hay một khoản cấp vốn. Các khoảnchuyển giao đó
có thể không chịu lãi hoặc chỉ chịu một phần chi phí tiền lãithực trong chi phí đi vay. Các khó
khăn khác phát sinh qua việc sử dụng khoảnvay bằng ngoại tệ, khi một đơn vị kinh tế hoạt động
trong một nền kinh tế lạmphát cao, và có sự biến động tỷ giá hối đoái. Như vậy, việc xác định
lượng chiphí đi vay liên quan trực tiếp tới việc có được một tài sản dở dang là khó khănvà cần
phải có sự xét đoán.23. Trong trường hợp tiền vay được dành riêng cho việc có được một tài
sảndở dang, chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá sẽ được xác định là cáckhoản chi phí đi vay
thực tế phát sinh trong kỳ trừ các khoản thu nhậpphát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời tiền
vay đó.24. Những thoả thuận tài chính đối với một tài sản dở dang có thể đưa một đơn vịcó
được khoản vay nợ và gánh chịu các khoản chi phí đi vay có liên quan trướckhi một hoặc tất cả
các khoản tiền vay được sử dụng để chi cho tài sản dở dangđó. Trong trường hợp như vậy,
khoản tiền vay đó được đầu tư tạm thời trongkhi chờ đợi để chi cho tài sản dở dang. Để xác
định chi phí đi vay đủ điều kiệnvốn hoá trong kỳ, bất kỳ một khoản thu nhập từ vốn vay đó
được giảm trừ chiđi phí vay phát sinh.25. Trong trường hợp khoản tiền được vay chung và
được sử dụng để cóđược một tài sản dở dang chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá sẽ được
xácđịnh bằng cách áp dụng một tỷ lệ vốn hoá đối với khoản chi cho tài sảnđó. Tỷ lệ vốn hoá sẽ
là tỷ lệ bình quân giữa các khoản chi phí đi vay tươngứng với các khoản vay chưa trả trong kỳ
của đơn vị, loại trừ các khoảnvay được thực hiện giành riêng cho mục đích có được tài sản dở
dang. Chiphí đi vay được vốn hoá trong kỳ không thể lớn hơn chi phí đi vay phátsinh trong kỳ
đó.26. Chỉ các khoản chi phí đi vay tương ứng với các khoản vay của một đơn vị mớicó thể được
vốn hoá. Nếu một đơn vị kiểm soát vay tiền và số tiền vay đóđược chuyển giao cho đơn vị bị
kiểm soát mà không phải thu lãi hoặc chỉ thumột phần lãi vay thì đơn vị bị kiểm soát có thể vốn
hoá chỉ phần chi phí đi vaybản thân đơn vị gánh chịu. Nếu đơn vị bị kiểm soát nhận được khoản
vốn cấpkhông phải trả lãi hoặc vốn trợ cấp, đơn vị sẽ không phải gánh chịu bất kỳ mộtkhoản chi
phí đi vay nào và do vậy đơn vị sẽ không vốn hoá một khoản chi phíđi vay nào.27. Nếu một đơn
vị kiểm soát chuyển giao số tiền vay cho đơn vị bị kiểm soát cóthu hồi một phần chi phí đi vay,
đơn vị bị kiểm soát có thể vốn hoá phần chiphí đi vay bản thân đơn vị gánh chịu. Trong báo cáo
tài chính của đơn vị kinhtế, tổng chi phí đi vay có thể được vốn hoá cho tài sản dở dang, với
điều kiệnlà có sự điều chỉnh phù hợp trong quá trình hợp nhất báo cáo sẽ để loại trừ cácchi phí
đã được vốn hoá tại đơn vị bị kiểm soát.28. Nếu một đơn vị kiểm soát chuyển giao khoản tiền
vay cho một đơn vị bị kiểmsoát mà không thu lãi, thì cả đơn vị kiểm soát và đơn vị bị kiểm soát
đềukhông đáp ứng đủ tiêu chuẩn để thực hiện vốn hoá chi phí đi vay. Tuy vậy, nếuIPSAS 58
CHI PHÍ ĐI VAYđơn vị kinh tế có đủ tiêu chuẩn để vốn hoá chi phí đi vay thì có thể thực hiệnvốn
hoá chi phí đi vay đó cho tài sản dở dang trong các báo cáo tài chính.29. Trong một số trường
hợp, việc gộp tất cả chi phí đi vay của đơn vị kiểm soátvà đơn vị bị kiểm soát khi tính toán tỷ lệ
bình quân chi phí đi vay là có thểđược. Trong các trường hợp khác, từng đơn vị bị kiểm soát
phải sử dụng tỷ lệbình quân chi phí đi vay tương ứng với khoản tiền vay của đơn vị đó.Sự vượt
trội giữa giá trị ghi sổ tài sản dở dang so với giá trị có thể thu hồi30. Nếu giá trị ghi sổ hoặc chi
phí thanh lý ước tính cuối cùng của tài sản dở danglớn hơn giá trị có thể thu hồi hoặc giá trị
thực hiện thuần, thì giá trị ghi sổ sẽđược ghi giảm hoặc xoá sổ theo các yêu cầu của chuẩn mực
kế toán quốc tếhoặc quốc gia khác. Trong những trường hợp nhất định, giá trị ghi giảm hoặcxoá
sổ đó được hoàn nhập theo các chuẩn mực kế toán đó.Bắt đầu vốn hoá31. Việc vốn hoá chi phí
đi vay vào giá trị tài sản dở dang phải được thực hiệnkhi:(a) Khoản chi phí cho tài sản đó bắt
đầu phát sinh;(b) Chi phí đi vay phát sinh; và(c) Các hoạt động cần thiết để đưa tài sản đó có
thể sử dụng hoặc bántheo ý định ban đầu được triển khai.32. Khoản chi phí cho một tài sản dở
dang chỉ bao gồm những khoản chi phí phảithanh toán bằng tiền mặt, bằng sự chuyển giao các
tài sản khác hoặc phát sinhcác khoản nợ phải trả chịu lãi. Giá trị ghi sổ bình quân trong một kỳ
của tài sảnbao gồm chi phí đi vay được vốn hoá kỳ trước, thường là một giá trị ước tínhhợp lý
của khoản đầu tư tính theo tỷ lệ vốn hoá trong kỳ đó.33. Các hoạt động cần thiết để đưa tài
sản đó có thể sử dụng hoặc bán được theo ýđịnh ban đầu bao gồm các hoạt động xây dựng tài
sản đó và các hoạt động cóliên quan khác. Đó là các hoạt động thuộc về kỹ thuật và quản lý
được thựchiện trước khi thực hiện việc xây dựng, ví dụ việc xin giấy phép xây dựng. Tuynhiên
các hoạt động đó không bao gồm hoạt động nắm giữ một tài sản khikhông diễn ra hoạt động
sản xuất hoặc xây dựng để thay đổi trạng thái ban đầucủa tài sản đó. Chẳng hạn, những chi phí
đi vay phát sinh trong thời gian đấtcần có hoạt động chuẩn bị mặt bằng thì các chi phí đó sẽ
được vốn hoá trongkỳ thực hiện các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị mặt bằng đó.
Tuynhiên, chi phí đi vay phát sinh khi đất đai được mua nhằm mục đích nắm giữmà không có
bất kỳ một hoạt động triển khai nào thì không đủ điều kiện vốnhoá. Tạm ngừng vốn hoá34.
Việc vốn hoá các chi phí đi vay phải ngừng lại trong các kỳ kế tiếp khihoạt động xây dựng bị gián
đoạn.35. Chi phí đi vay có thể vẫn phát sinh trong các kỳ kế tiếp mà các hoạt động cầnthiết cho
tài sản có thể được sử dụng hoặc bán theo ý định ban đầu bị giánIPSAS 5

Das könnte Ihnen auch gefallen