Sie sind auf Seite 1von 2

1.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

Khác với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng đòi hỏi tính khái quát hóa. Nghĩa
là từ kết quả thu được ở địa điểm nghiên cứu này có thể suy ra kết quả tương tự ở các
địa điểm nghiên cứu khác, hoặc từ kết quả của mẫu nghiên cứu có thể suy ra cả cộng
đồng. Một ví dụ đơn giản mà chúng ta thường thấy là có người ước lượng: khoảng 20%
(số liệu chỉ là giả sử) dân số Việt Nam thích ăn kẹo sô cô la. Vì sao họ lại kết luận được
như vậy? Liệu nghiên cứu viên có phỏng vấn hết được hơn 80 triệu người Việt Nam
không? Câu trả lời là: Không. Để có được kết quả như thế, thực chất các nghiên cứu
viên đã nghiên cứu một “mô hình” thu nhỏ của dân số Việt Nam, rồi khái quát hóa kết
quả nghiên cứu ấy lên cho cả cộng đồng.

Một trong những yếu tố quyết định đến khả năng khái quát của nghiên cứu chính là
phương pháp chọn mẫu có ngẫu nhiên hay không. Các nghiên cứu dùng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên, kết hợp với xác định cỡ mẫu phù hợp sẽ có tính khái quát hóa
cao hơn các nghiên cứu khác. Tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu, đặc biệt là nghiên
cứu Điều dưỡng, rất khó có thể tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên vì nhiều
lý do khách quan.

Vậy chọn mẫu ngẫu nhiên là gì?

Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp lấy mẫu sao cho mọi cá thể của quần thể nghiên
cứu (population) được lựa chọn một cách độc lập và có cơ hội ngang nhau. Vi dụ như
khi chọn ra 10 trong số 100 bệnh nhân để tiến hành nghiên cứu thì cả 10 đối tượng này
đều phải có cơ hội hay xác suất được lựa chọn ngang nhau. Ở đây, xác suất được chọn
là 0.1 cho mọi cá thể.

Bốn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phổ biến nhất hiện nay là chọn mẫu ngẫu
nhiên đơn (Simple random), chọn mẫu ngẫu nhiên cụm (Cluster random), chọn mẫu
ngẫu nhiên tầng (Stratified random), và chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống (Systematic
sampling). Xin giới thiệu với anh em phương pháp đầu tiên trước.

1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn

Đây là phương pháp cơ bản nhất trong các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Muốn
thực hiện phương pháp này, người nghiên cứu phải có được danh sách của tất cả các cá
thể trong quần thể dự định nghiên cứu hay còn gọi là quần thể đích (Khái niệm về quần
thể (population) và quần thể đích (target population) sẽ trình bày ở một dịp khác). Sau
khi có bản danh sách trong tay rồi, nghiên cứu viên bắt đầu chọn ngẫu nhiên các cá thể
trong danh sách đó. Một số tác giả hướng dẫn rằng ta có thể chọn bằng cách đơn giản
là không nhìn vào bảng rồi đưa tay chỉ bất kỳ một vị trí nào đó trong bảng danh sách để
chọn ra đối tượng nghiên cứu. Phương pháp khác là ta có thể làm thăm, mỗi thăm
tương ứng với một đối tượng. Nếu có 100 đối tượng, ta có 100 thăm. Nghiên cứu viên
rút ngẫu nhiên các thăm để chọn đối tượng nghiên cứu cho đến khi đủ số lượng cần lấy
thì thôi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng sau khi đã rút thăm thứ nhất và chọn được đối tượng,
ta cần bỏ chiếc thăm đó trở lại cùng với 99 chiếc thăm còn lại để chọn đối tượng tiếp
theo. Lý do là vì nếu chúng ta bỏ chiếc thăm đó đi, thì trong hộp còn 99 lá thăm. Như
vậy xác suất được lựa chọn của đối tượng thứ hai sẽ là 1/99. Tương tự, đối tượng thứ 3
sẽ là 1/98…Ta có thể thấy, các đối tượng không có cùng một xác suất để được chọn. Do
đó, phương pháp chọn mẫu không còn là ngẫu nhiên.

Hiện nay có một số phần mềm trên máy tính giúp nghiên cứu viên chọn mẫu rất đơn
giản. Nguyên tắc của nó là sau khi ta nhập toàn bộ số thứ tự trong danh sách và cỡ
mẫu cần có vào máy tính, phần mềm sẽ chọn ra ngẫu nhiên một bộ số nào đó, người
dùng chỉ việc chọn mẫu theo các số đấy. Ví dụ như danh sách ta có 100 người bệnh,
cần lấy 10 đối tượng trong số đó. Nhập số liệu vào máy tính, máy sẽ chọn ngẫu nhiên
10 số chẳng hạn như 2, 7, 15, 40…nghiên cứu viên chỉ việc dựa vào đó mà chọn ra đối
tượng nghiên cứu. Có đồng chí nào rảnh, viết cái phần mềm như thế này để anh em
dùng cho tiện!

Tuy nhiên, điều dễ thấy là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn nhiều khi không khả
thi trong điều kiện thực tế. Thứ nhất, rất khó để có thể có toàn bộ danh sách của tất cả
các đối tượng trong quần thể đích. Ví dụ như khi muốn nghiên cứu tiến cứu về tình hình
chấn thương do tai nạn giao thông, ta không thể nào biết được có bao nhiêu bệnh nhân
sẽ vào cấp cứu trong ngày hôm đấy hoặc trong thời gian ta lấy số liệu. Thôi thì gặp đại
bác nào thì chọn bác đấy vậy! Thứ hai, ngay cả khi có đầy đủ danh sách đối tượng
nghiên cứu thì đôi khi cũng khó có thể chọn ngẫu nhiên từng đối tượng một. Giả sử ta
muốn nghiên cứu về mức độ hài lòng nghề nghiệp của Điều dưỡng tại một bệnh viện
nào đó với 300 điều dưỡng đang làm việc và cỡ mẫu là 120. Ta có danh sách đầy đủ,
nhưng để bốc thăm hay chọn ngẫu nhiên từng người một cho tới khi đủ 120 đối tượng
thì có vẻ không hợp lý chút nào. Thứ 3, nếu sử dụng phương pháp “quay đi rồi chỉ vào
danh sách” như một số tác giả gợi ý, ta cũng không thể đảm bảo được tính hoàn toàn
khách quan của phương pháp. Ví dụ như một nghiên cứu viên thuận tay phải có “tiện
tay” mà chỉ vào những đối tượng ở phía bên phải của danh sách dẫn đến sai sót trong
chọn mẫu.

Nhìn chung, các tác giả chủ yếu chỉ đưa ra nguyên tắc chọn mẫu. Công việc còn lại là
chọn mẫu, anh em có thể “tùy cơ ứng biến”, miễn là đảm bảo được những nguyên tắc
ấy. Ở đây có hai nguyên tắc mà ta cần phải nhớ là: các đối tượng được chọn lựa một
cách độc lập và mọi đối tượng đều có cơ hội được chọn ngang nhau. Khái niệm về thế
nào là lựa chọn độc lập và một số nguyên tắc cơ bản trong chọn mẫu sẽ được trở lại
bàn bạc với anh em trong topic sau.

Das könnte Ihnen auch gefallen