Sie sind auf Seite 1von 6

Bài thuyết minh về chiếc kính mắt

Trong cuộc sống con người hàng ngày có vô vàn vật dụng quen thuộc , trong
đó phải kể đến chiếc kính đeo mắt. Nó không chỉ là công cụ hỗ trợ các bệnh về mắt
mà còn mang tính thẩm mỹ cao phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người. Kính
mắt hay còn được biết đến là kính đeo mắt là một loại vật dụng gồm các thấu
kính thủy tinh hoặc nhựa cứng đặt trong khung để đeo trước mắt, thường với một mối
nối qua mũi và hai thanh tựa vào hai tai. Kính mắt thường được dùng chữa các tật
khúc xạ của mắt như cận thị và viễn thị.Nhân loại bước vào kỉ nguyên của công nghệ,
mọi thứ đều phát triển một cách nhanh chóng, có nhiều những phát minh sáng tạo làm
thay đổi cuộc sống con người như: robot, ô tô điện,.. .Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại
một vận dụng có từ xa xưa, nó được cải tiến nâng cao hơn và gắn bó với con người
như một vật bất li thân đó là cái kính đeo mắt. Vật dụng không thể thiếu đối với con
người, đặc biệt là những người có tật về mắt thì mắt kính là vật hỗ trợ tầm nhìn,
người bạn gần gũi nhất.
Hình dạng ban đầu của kính mắt được xác định đơn giản chỉ là một thấu kính
bằng thạch anh được tìm thấy trong di chỉ khảo cổ ở Iraq. Tuy nhiên, những chiếc
kính mắt thực sự được ghi nhận đầu tiên vào năm 1260 tại Ý. Cuối thế kỉ 13, kính đã
xuất hiện ở Trung Quốc và châu Âu. Vào năm 1266 ông Rodger Becon người Italia
đã bắt đầu biết dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách.
Năm 1352, trên một bức chân dung người ta nhìn thấy một vị hồng y giáo chủ đeo
một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có
thể biết được rằng đôi kính được làm ra trong khoảng thời gian giữa năm 1266 và
1352. Sự ra đời của những cuốn sách in trở thành động lực của việc nghiên cứu, sản
xuất kính. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước Ý
và miền nam nước Đức - là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi. Năm 1629 vua
Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt.
Cấu tạo của kính mắt gồm có ba phần chính đó là mắt kính, khung kính và gọng
kính. Mắt kính được làm bằng chất dẻo cứng, thay cho thủy tinh được sử dụng trước
đó. Chất dẻo có các đặc tính tốt như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác định được
độ chính xác hơn (cho các tật khúc xạ), với tiêu chuẩn tốt hơn hầu hết các loại thủy
tinh. Mắt kính có màu trong suốt hoặc là đen (ngoài ra còn có các màu khác tùy thuộc
vào từng loại kính). Mắt kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng
được siết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai đinh vít.Chúng thường có hình tròn hoặc e-
líp tùy vào kính sao cho phù hợp.
Bộ phận tiếp theo của một chiếc kính đó chính là khung kính. Khung kính là
một bộ phận rất quan trọng trong một chiếc kính. Khung kính có thể làm bằng nhựa
màu hoặc nếu chủ nhân của chúng thích thì chúng còn có thể tạo nên bởi những chất
liệu vô cùng quý giá. Khung kính có vai trò giữ vững cho bộ phận mắt kính, trên mắt
kính còn có ve kính, chi tiết này chỉ to bằng hạt đậu, nằm giữa hai mắt kính , ve kính
kẹp vào mũi giúp cho kính có thể yên vị ngay ngắn trên mũi.
Gọng làm bằng kim loại chống gỉ hoặc chất dẻo (cứng hoặc dẻo). Gọng kính làm
khung cho kính và là bộ phận nâng đỡ tròng kính. Gọng kính cũng gồm hai phần được
nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gài kính vào vành tai. Phần trước đỡ
lấy tròng kính và giúp tròng kính nằm vững trước mắt. Gọng kính có thể được làm bằng
kim loại nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Gọng kính chủ yếu thường có
hình chữ nhật dài.
Hiện tại thế giới có rất nhiều loại kính, để phân loại ta chia theo:
- Xét về cấu tạo: gồm có kính có gọng, kính áp tròng,…
- Xét về tác dụng: kính thuốc, kính thời trang, kính bảo hộ,…
Như đã nói, kính mắt thực sự rất quan trọng đối với đời sống con người chúng ta.
Kính mắt có rất nhiều tác dụng như bảo vệ mắt, chữa bệnh về mắt, chống nắng, bụi.
Cách sử dụng kính cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần gài phần cong xuống của gọng
kính lên tai và nhìn xuyên qua mắt kính là có thể sử dụng được. Cách bảo quản cũng
rất dễ, các bạn chỉ cần giữ kính luôn sạch sẽ trong quá trình sử dụng, bạn nên đeo
kinh phù hợp với khuôn mặt, không cất kính vào hộp và khi nhận thấy bất kì dấu hiệu
gì về mắt cần lập tức đi khám để được tư vấn.

Mắt chính là cửa sổ tâm hồn và kính mắt chính là người canh gác và bảo vệ tâm
hồn đấy.
Tác giả
Bùi Mạnh Đức (đẹp zai)

Bài thuyết minh về áo dài Việt Nam

Mỗi một quốc gia đều có trang phục truyền thống và đối với Việt Nam, trang phục
truyền thống đó là chiếc áo dài- một trang phục với vẻ đẹp thanh lịch mang hồn cốt tinh
thần Việt. Áo dài là một loại trang phục đặc trưng của dân tộc Việt Nam biểu trưng cho
nét đẹp của dân tộc Việt Nam.

Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức
cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ
Vương (1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ
Nôm.
Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng
riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong
thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với
người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc
quần hai ống). Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo chít,
bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được phổ
biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triều Nguyễn. Chiếc áo
dài đầu tiên được thiết kể bởi nhà thiết kế thời trang tài năng Cát Tường và được gọi là áo
"Le Mur", đây chính là cách dịch sang tiếng Pháp của “Cát Tường” mà nguyên bản chiếc
áo là cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau
mà thôi.
Chiếc áo dài truyền thống là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai luồn văn hóa Đông-
Tây. Về cơ bản, áo dài hiện đại có 3 bộ phận chính.
Bộ phận thứ nhất là cổ áo. Cổ áo dài thường là cổ tròn cao, dài 2 – 5 cm, có xé
hoặc xé ở trước cổ. Cổ áo có giá trị to lớn trong việc góp phần vào vẻ đẹp chung của
chiếc áo dài. Ngày nay, nhiều nhà thiết kế đã thiết kế nhiều kiểu cô áo đẹp và đa dạng
như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, trên cổ áo còn có thể được đính ngọc, đính cườm.
Ngay sau cổ áo là thân áo dài. Thân áo là phần từ cổ xuống phần eo, gồm hai tà,
từ cổ đến eo đều ôm sát người mặc và có triết ly. Từ phần eo đổ xuống là tà áo dài quá
đầu gối, mắt cá chân và tà áo được xé hai bên hông.
Tiếp theo là sự xuất hiện của những chiếc cúc. Cúc áo dài thường từ cổ chéo sang
vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay, để cho tiên lợi, nhiều chiếc áo dài được thiết kế
có khóa ở dọc phần hông hoặc phần sau lưng. Áo dài có hai tà: tà trước và tà sau cách tân
từ chiếc áo tứ thân ngày trước. Trên tà áo trước thường được thêu những hoa văn hay
những bài thơ. Tay áo thuôn dài từ vai xuống cánh tay rồi đến cổ tay, ôm sát nách.
Chiếc áo dài được mặc với quần lụa. Quần dài được may với ống quần rộng, dài
chấm gót chân. Màu sắc thông dụng nhất là màu trắng hoặc đen. Nhưng xu thế thời trang
hiện nay thì chiếc quần của áo dài có màu đi tông hợp với màu của áo. Thời trang càng
phát triển, chiếc áo dài càn được cách tân với nhiều kiểu dáng mới mẻ, màu sắc thanh lịch
khác nhau nhưng luôn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của nó đó là tôn lên vẻ đẹp
hình thể cho người mặc. Đặc biệt, áo dài không phải là trang phục dành riêng cho nữ mà
có cả áo dài nam cũng có kiểu dáng gần giống.
Ngày nay, tuy nhiều loại trang phục du nhập, thoải mái và sang trọng hơn, phù
hợp với môi trường làm việc hơn nhưng vào những ngày lễ, ngày hội hay cưới hỏi, những
dịp quan trọng, tà áo dài vẫn không thể thiếu vì tà áo dài vừa thanh lịch lại vừa truyền
thống nhất là nó tôn lên vẻ đẹp dịu dàn, duyên dáng của người phụ nữa Việt. Thậm chí
nhiều trường trung học còn lấy áo dài làm đồng phục bắt buộc để khuyến khích thế hệ trẻ
biết gìn giữ văn hóa cổ truyền dân tộc. Tà áo dài Việt Nam còn được đi vào những tác
phẩm nghệ thuật như : tranh của họa sĩ Tô Cẩm Vân. Ngoài ra, áo dài Việt Nam cũng là
một hình ảnh để quảng bá du lịch, hình ảnh và bản sắc dân tộc của dân tộc Việt Nam ra
thế giới.
Áo dài là một trang phục đặc biệt, hình như nó có cách riêng để tôn lên vẻ đẹp
mọi thân hình. Chiếc áo dài hiện đại vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ
may riêng cho một người, dành cho riêng người đó. Người đi may được lấy số đo thật kỹ.
Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn thiện. Vì vậy, muốn sở
hữu một chiếc áo dài có thể tôn lên vẻ đẹp của mình thì phải may đúng số đo bản thân.
Một điều cần hết sức chú ý đó là cần bảo quản chiếc áo dài thật tỉ mỉ vì vải áo dài rất dễ
bị tổn thương nên khi giặt hay mặc cần hết sức cẩn thận và trân trọng.
Ra đời cách đây đã hàng ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài đã
trở thành một biểu tượng không thể thiếu của đất nước, người phụ nữ Việt Nam với
những nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, là niềm tự hào cũng như nét đẹp cổ truyền của dân
tộc.

Tác giả
Bùi Mạnh Đức ( Đập chai )
Bài thuyết minh về nón lá Việt Nam

Nón lá là một loại nón đội đầu truyền thống của các dân tộc Đông Á và Đông
Nam Á như Nhật Bản, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam... Nón thường được đan
bằng các loại lá khác nhau, có dây đeo làm bằng vải để giữ trên cổ. Nón lá thường có
hình chóp nhọn hay hơi tù. Nón lá Việt Nam là một hình ảnh mà người xa quê hương
lâu rồi vẫn luôn mong nhớ có ngày gặp lại.
Chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của
chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên tháp đồng Đào Thịnh
vào khoảng 2500 - 3000 năm về trước. Từ xa xưa, nón đã hiện diện trong đời sống
thường ngày của người Việt Nam, trong cuộc chiến đấu giữ nước, qua nhiều chuyện
kể và tiểu thuyết.
Đa phần nón lá từ xưa đến nay thường có hình chop nhọn hay hơi tù. Nón còn có
quai làm bằng vải được buộc ở hai bên vành nón để giữ cố định nón cho người đội.
Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác
nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ
Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh
tế như lá cọ., lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá
trắng và gân lá cũng trắng thì lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón đạt tiêu
chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải
bóng, khi nón đan lên phải nổi những gân lá màu xanh đẹp mắt. Để đạt được tiêu
chuẩn ấy thì phải tuân thủ đúng qui trình. Sấy khô phải đúng kĩ thuật, sấy trên bếp
than (không phơi nắng). Sau đó lại phải phơi sương tiếp từ 2 đến 4 giờ cho lá mềm.
Rồi dùng một búi vải và một miếng gang đặt trên bếp than có độ nóng vừa phải để ủi
sao cho từng chiếc lá được phẳng. Mỗi chiếc lá đều được chọn lựa kĩ càng và cắt với
cùng độ dài là 50cm (lá cọ).
Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm.
Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải
chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn
theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một
hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho
khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng
nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô
để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.
Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá.
Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công
dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các
nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và
gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi
rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ
Việt Nam từ ngàn đời nay.

Cách bảo quản nón rất đơn giản. Khi không đội có thể treo lên, tránh làm bẹp nón
và nếu thấy nón ướt thì phải phơi khô để tránh ẩm mốc.

Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn
thường trầm trồ khen ngơị hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của
người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời
của Việt Nam.

Bài thuyết minh về một giống vật nuôi


Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của
con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là "linh cẩu".
Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Chó là một trong số những loài
động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám
mươi ki-lô-gam.
Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào
thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sóikpl (một loài động vật có vú
gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài
chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.
Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc
răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.
Mắt chó có đến 3 mí: Một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào
phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận
được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người
ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt
từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con
nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể
đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế
thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che
lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
Chó có đến 2 lớp lông: Lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp
cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ "hạ
nhiệt" trong những ngày oi bức.
Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì
cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất
thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có
bộ phận tiêu hóa rất tốt.
Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy
mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện
nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh
thì phổ biến hơn.
Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi
ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội
phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động
nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó
khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu hộ ở các bến
cảng, sân bay,... nơi xảy ra sự cố.
Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích,
nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh "dại". Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít
người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy
hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo
định kì để tránh bị mắc bệnh.
Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự
thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật
rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.
Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh
cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết
lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

Das könnte Ihnen auch gefallen