Sie sind auf Seite 1von 9

SDR định nghĩa một tập hợp các phần cứng và phần mềm công nghệ mà một số

hoặc tất cả các chức năng điều hành của đài phát thanh (còn gọi là chế biến lớp
như vật lý) được thực hiện thông qua phần mềm chỉnh sửa hoặc điều hành
phần vững về công nghệ chế biến lập trình. Các thiết bị này bao gồm các mảng
lĩnh vực cửa khẩu lập trình (FPGA), bộ xử lý tín hiệu số (DSP), bộ vi xử lý mục
đích chung (GPP), lập trình hệ thống trên Chip (SoC) hoặc ứng dụng khác xử lý
cụ thể lập trình được. Việc sử dụng các công nghệ này cho phép các tính năng
không dây và khả năng mới được thêm vào hệ thống vô tuyến hiện có mà không
đòi hỏi phần cứng mới.

Công nghệ 3G
G : viết tắt của "generation" - công nghệ điện thoại di động

1G (the first gerneration):Đây là thế hệ điện thoại di động đầu tiên của
nhân loại. Đặc trưng của hệ thống 1G là:
- Dung lượng (capacity) thấp
- Kỹ thuật chuyển mạch tương tự (circuit-switched)
- Xác suất rớt cuộc gọi cao
- Khả năng handoff (chuyển cuộc gọi giữa các tế bào) ko tin cậy
- Chất lượng âm thanh rất chuối
- Ko có chế độ bảo mật...

2G (bao gồm GSM và CDMA)


Thế hệ đang được dùng trên thế giới:
- Kỹ thuật chuyển mạch số
- Dung lượng lớn
- Siêu bảo mật (High Security)
- NHiều dịch vụ kèm theo như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin nhắn),...

3G (WCDMA)
Xuất hiện đầu tiên ở Japan. Đặc điểm nổi bật so với 2 thế hệ trước:
- Truy cập Internet
- Truyền video
Đi sâu về công nghệ tiên tiến nhất hiện nay (đã triển khai): 3G

Thế nào là công nghệ 3G?

3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3
(Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoăc
hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile
Telecommunications Systems).
Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng ta hãy xét qua đôi nét về lịch
sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống
thông tin di động thử nghiệm đầu tiên đựơc sử dụng vào những năm
1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống
điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối
những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ
đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện
thoại kể trên là các hệ thống 1G.
Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải
có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc
đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng.
Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống
điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện
thoại di động thế hệ 2.
Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông
châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et
Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu
đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ
các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt
động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp
khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy
nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988
phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống
GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời,
các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết
sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần
1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là hệ thống thông
tin di động toàn cầu (Global System Mobile).
Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự
thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di
động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136.
Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời,
các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ
mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng
IS-136 và IS-95.

Công nghệ 3G
Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di
động mà ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết
thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích
chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di
động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là
UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS
trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài
ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả
năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành
một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao
và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ.
Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU –
International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm
nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3,
nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông
tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất
Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications
System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động
của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000
(IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000).

Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU
chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử
dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn
đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống
thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt
đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các
đề xuất, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính:
- IMT DS (trải phổ dãy trực tiếp). Người ta thường gọi các hệ thống này
là UTRA FDD và WCDMA. Trong đó UTRA là từ viết tắt của UMTS
Terrestrial Radio Access.
- IMT MC (nhiều sóng mang). Đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95
(hiện nay gọi là cdmaOne)
- IMT TC (mã thời gian). Về thực chất đây là UTRA TDD, nghĩa là hệ
thống UTRA sử dụng phương pháp song công phân chia theo thời
gian.
- IMT SC (một sóng mang). Các hệ thống thuộc nhóm này được phát
triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE).
- IMT FT (thời gian tần số). Đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao
số ở châu Âu.

Công nghệ 3G nào cho Việt Nam?


Như tôi đã trình bày ở trên, hiện nay trên thế giới có tới 5 nhóm công
nghệ được đề xuất cho các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 vậy
con đường nào là hợp lý cho Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này chúng ta
cần phải xem xét đến 2 khía cạnh, đó là hiện trạng mạng viễn thông
Việt Nam và xu thế phát triển công nghệ của thế giới.
Hiện tại Việt Nam có 3 công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động
đã/chuẩn bị hoạt động. Đó là công ty VMS (GSM), VinaPhone (GSM) và
Saigon Postel (cdmaOne). Tổng số thuê bao của hai nhà cung cấp dịch
vụ GSM khoảng hơn 1 triệu (rất khó tính chính xác con số này bởi vì
hiện tại có tới 70% số thuê bao sử dụng dịch vụ trả tiền trước). Hầu hết
các trạm gốc đều sử dụng dải tần 900 MHz. Saigon Postel sẽ cung cấp
dịch vụ thông tin di động CDMA vào tháng 7 (số thuê bao hiện tại = 0).
Để tiến tới mạng 3G từ mạng GSM thì con đường hợp lý nhất, theo hầu
hết các nhà phân tích là từ GSM -> GPRS -> WCDMA. Theo như quảng
cáo của hầu hết các nhà cung cấp giải pháp viễn thông thì đây là con
đường hiệu quả nhất vì nó cho phép tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của
mạng hiện có. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì để thực hiện
bước chuyển đổi như vậy là rất tốn kém và lãng phí. Xin lấy ví dụ, khi
tiến hành chuyển đổi từ GSM sang GPRS thì cần phải nâng cấp toàn bộ
phần giao diện vô tuyến, các khối điều khiển truy nhập và lắp đặt thêm
các khối hỗ trợ dịch vụ chuyển mạch gói trong mạng (ví dụ GGSN,
SGSN…). Tương tự như vậy khi chuyển đổi từ GPRS sang WCDMA ta
lại phải tiến hành một bước nâng cấp và … vứt bỏ. Bản thân tôi cũng
đã được tham dự khá nhiều hội thảo về tiến trình chuyển đổi lên 3G.
Tôi rất thích một câu nói của một nhà cung cấp dịch vụ (người trình
bày hội thảo): “Tiến trình chuyển đổi (GSM->WCDMA) chẳng qua chỉ là
cách vẽ trên sơ đồ mà thôi. Còn về thực chất cái mà bạn có thể tận
dụng được chẳng qua chỉ là… cái nhà chứa thiết bị mà thôi”.
Do CDMA có rất nhiều ưu điểm so với các phương thức đa truy nhập
khác như hiệu suất sử dụng phổ tần cao, có khả năng chuyển giao
mềm, đơn giản hoá việc phân chia và quản lý tần số… nên dù ở châu
Âu hay châu Mỹ người ta cũng đều ngầm hiểu với nhau rằng mạng 3G
trong tương lai sẽ là mạng sử dụng công nghệ CDMA. Những mạng sử
dụng công nghệ CDMA hiện tại (ví dụ mạng của Saigon Postel) sẽ có
khả năng chuyển đổi dễ dàng sang mạng 3G hơn. Con đường là
cdmaOne ->cdma2000 1X ->cdma2000 3X. hoặc cdma2000 RTT1X
->cdma2000RTT3X. Việc chuyển đổi cho phép tận dụng hầu như toàn
bộ các thiết bị sẵn có của mạng mà không cần phải nâng cấp, lắp đặt
thêm nhiều khối chức năng như đối với các hệ thống GSM.
Như vậy, đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA như
Saigon Postel thì chắc chắn họ sẽ chọn con đường cdmaOne-
>cdma2000 1x ->cdma2000 3x hoặc cdmaOne ->cdma2000 3x.
Còn đối với VNPT (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam
thì sao?. Có hai lựa chọn cho họ. Thứ nhất, phát triển mạng GSM hiện
tại lên GPRS rồi lên WCDMA -> Cách này tương đối tốn kém. Cách thứ
2: hiện tại mạng GSM mới chỉ dùng các băng tần 900 MHz và số lượng
các thuê bao chưa phải là rất lớn, có thể triển khai song song dịch vụ
CDMA ở dải tần 1800 MHz - 1900 MHz. Cùng với thời gian, mạng này sẽ
nở dần ra và cung cấp các dịch vụ 3G trong tương lai. Đề xuất cụ thể:
triển khai ngay mạng CDMA sử dung công nghệ cdma2000 1X (2.5G).

BTS SDR: Giải pháp mềm dẻo nâng cấp trạm gốc của ZTE

Thứ ba , 31 / 3 / 2009, 5: 19 (GMT+7)

Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm (SDR) là một thuật ngữ do Diễn đàn
Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm quốc tế đưa ra để miêu tả các hệ
thống vô tuyến dùng phần mềm để điều khiển các kỹ thuật điều chế, hoạt
động băng rộng hoặc băng hẹp, các chức năng an toàn thông tin (ví dụ như
nhảy tần), và dạng sóng theo yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện có và đang
phát triển, với một dải tần số rộng. Công nghệ này sử dụng một nền tảng
phần cứng thống nhất để cung cấp các tiêu chuẩn thông tin, các lược đồ
điều chế và tần số khác nhau thông qua các mô đun phần mềm. Rất nhiều
các ứng dụng vô tuyến như Bluetooth, WLAN, CDMA, GSM, WCDMA và
WiMAX có thể được thực hiện nhờ kỹ thuật SDR.

Thời điểm cho SDR


Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thông tin liên lạc
của con người cũng ngày càng đa dạng, từ thoại, dữ liệu đến video, truyền hình
quảng bá,… đường dây hữu tuyến có sẵn và các trạm thu phát vô tuyến truyền
thống không thể đáp ứng được các yêu cầu mới. Bởi vậy, cầu về các thiết bị vô
tuyến hiệu quả về kinh tế và dễ dàng sử dụng đã ngày càng trở nên cấp thiết.
Thêm nữa, với xu hướng tiếp cận thế hệ thông tin thứ 3 (3G), phần lớn các thiết
bị cầm tay và các trạm thu phát 2G và 2,5G sẽ bị loại bỏ. Việc hội tụ mạng cũng
gặp phải nhiều vấn đề. Nhu cầu sử dụng nhiều tần số vô tuyến khác nhau và các
thiết bị cầm tay đa chức năng cũng tạo ra những thách thức cho các nhà sản
xuất cũng như các nhà khai thác.
Công nghệ vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm (SDR – Software Defined Radio)
chính là câu trả lời hoàn hảo. Nó mang lại sự mềm dẻo, sự hiệu quả về mặt chi
phí và sức mạnh để định hướng thông tin phát triển, với những lợi ích to lớn cho
cả các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm và người sử dụng cuối.
SDR là gì?
Vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm (SDR) là một thuật ngữ do Diễn đàn Vô
tuyến định nghĩa bằng phần mềm quốc tế đưa ra để miêu tả các hệ thống vô
tuyến dùng phần mềm để điều khiển các kỹ thuật điều chế, hoạt động băng rộng
hoặc băng hẹp, các chức năng an toàn thông tin (ví dụ như nhảy tần), và dạng
sóng theo yêu cầu của các tiêu chuẩn hiện có và đang phát triển, với một dải tần
số rộng. Công nghệ này sử dụng một nền tảng phần cứng thống nhất để cung
cấp các tiêu chuẩn thông tin, các lược đồ điều chế và tần số khác nhau thông
qua các mô đun phần mềm. Rất nhiều các ứng dụng vô tuyến như Bluetooth,
WLAN, CDMA, GSM, WCDMA và WiMAX có thể được thực hiện nhờ kỹ thuật
SDR.
Một cách cụ thể, SDR định nghĩa một tập hợp các kỹ thuật phần cứng và phần
mềm trong đó một vài hoặc toàn bộ các chức năng hoạt động của vô tuyến (còn
được gọi là xử lý lớp vật lý) được thực hiện thông qua phần mềm hoặc phần sụn
(firmware) có thể thay đổi hoạt động dựa trên các kỹ thuật xử lý lập trình được.
Các thiết bị này gồm có các ma trận cổng logic bán dẫn trường cho phép lập trình
được (FPGA), các bộ xử lý tín hiệu số (DSP- Digital Signal Processor), các bộ xử
lý chức năng chung (GPP- General Purpose Processor), hệ thống trên chip lập
trình được (SoC) hoặc các bộ xử lý có thể lập trình theo ứng dụng cụ thể khác.
Hình 1. Giải pháp hỗ trợ các tiêu chuẩn vô tuyến khác nhau
SDR là một giải pháp tiết kiệm chi phí cho việc tích hợp mạng 2G/3G và phát
triển lên mạng HSPA+ và LTE. Sử dụng SDR, tài nguyên phần cứng có thể được
chia sẻ và các trạm thu phát chỉ cần điều chỉnh phần mềm để cấu hình theo các
tiêu chuẩn mới, tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Lợi ích từ SDR


SDR là một công nghệ phát triển nhanh và phố biến rộng rãi trong ngành công
nghiệp thông tin vô tuyến thương mại. Nó hỗ trợ việc triển khai các hệ thống
thông tin vô tuyến đa băng tần và đa tiêu chuẩn. Các nhà khai thác di động, các
nhà sản xuất và những thuê bao di động đều có lợi ích từ việc ứng dụng SDR để
cải thiện nhanh chóng hệ thống thông tin.
Với kỹ thuật SDR, các nhà khai thác di động có thể nâng cấp hệ thống mạng đến
phiên bản mới nhất mà không cần thay đổi phần cứng, do đó làm giảm tổng chi
phí TCO (Total cost of ownership). Họ có thể đưa ra các dịch vụ mới nhắm đến
các lớp người sử dụng khác nhau trên một hạ tầng phần cứng chung. Việc triển
khai thiết bị SDR có thể giúp các nhà khai thác chuyển từ “nhà cung cấp mạng”
thành “nhà cung cấp dịch vụ”, từ đó tạo ra các nguồn doanh thu khổng lồ mới.
Thêm nữa, thiết bị SDR giúp cải thiện thời gian đưa sản phẩm ra thương mại,
làm giảm đáng kể rủi ro đầu tư của nhà khai thác.
Từ quan điểm của nhà sản xuất, sử dụng kỹ thuật SDR giúp xóa đi khoảng cách
phát triển giữa các công nghệ khác nhau, làm giảm chi phí nghiên cứu phát triển
và giảm thời gian đưa ra thương mại của các sản phẩm và dịch vụ mới. Do các
giao diện vô tuyến và dải tần trong kỹ thuật SDR sử dụng nhiều tiêu chuẩn kỹ
thuật tiên tiến khác nhau, nền tảng SDR có thể đáp ứng được rất nhiều các yêu
cầu của thị trường. Các sản phẩm SDR được mô đun hóa và cho phép nâng cấp
“mềm” các dịch vụ, tính năng và các cơ chế an ninh mới. Với kỹ thuật SDR, các
nhà sản xuất có thể cải tiến tính tích hợp, liên tục và ổn định của sản phẩm.
Với các thuê bao, thiết bị đầu cuối SDR đồng nghĩa với một nền tảng chung cho
rất nhiều các tiêu chuẩn kỹ thuật, cho phép tùy biến và truy nhập các tính năng và
dịch vụ mới đa dạng với việc nâng cấp dễ dàng. Các thuê bao có thể sử dụng
đầu cuối SDR để chuyển vùng dễ dàng giữa các nhà khai thác và tận hưởng sự
di động thực sự. Kỹ thuật SDR làm tăng vòng đời của việc đầu tư cho thiết bị đầu
cuối và đảm bảo sự không lỗi thời.

Giải pháp hệ thống SDR của ZTE


Các sản phẩm SDR của ZTE dựa trên nền tảng vi TCA tiên tiến với thiết kế theo
mô đun, kiến trúc phân tán và tính tích hợp cao. Thông qua nâng cấp phần mềm,
các thiết bị có thể thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau gồm GSM,
WCDMA/HSPA, CDMA2000 1X EV-DO và WiMAX. Do đó, các nhà khai thác có
thể dễ dàng mở rộng, điều hành và bảo dưỡng hệ thống thông tin của họ đồng
thời cắt giảm TCO một cách đáng kể. Kế hoạch phát triển họ sản phẩm Node B
của ZTE được đưa ra trong Hình 2.

Hình 2. Kế hoạch phát triển họ sản phẩm Node B của ZTE


Các sản phẩm SDR của ZTE gồm sêri RNC hai chế độ và Node B SDR. Trong
RNC hai chế độ, BSC và RNC được đặt trong cùng một tủ để tiết kiệm diện tích.
Sêri Node B SDR gồm có Node B trong nhà, Node B ngoài trời, Node B dung
lượng lớn, BBU và RRU. Khối băng tần gốc (BB- Base Band) hỗ trợ các tiêu
chuẩn GSM/WCDMA/CDMA và khối vô tuyến (RU- Radio Unit) hỗ trợ các giải
pháp đa băng tần. Sự kết hợp giữa các BB và RU khác nhau tạo ra các loại Node
B SDR khác nhau. Các sản phẩm SDR của ZTE có những tính năng sau.
Dung lượng lớn và khả năng đa băng tần
Khi hoạt động ở hai chế độ đồng thời GSM/WCDMA, một Node B dung lượng lớn
có thể hỗ trợ tối đa 24 TRX và 12 CS. Khi hoạt động ở chế độ đơn GSM hoặc
WCDMA, nó có thể hỗ trợ 36 TRX hoặc 12 CS. Các sản phẩm SDR của ZTE hỗ
trợ đa băng tần gồm 850 MHz, 900 MHz, 1800 MHz, 1900 MHz và 2100 MHz.
Một Node B thường có 6 mô đun RF, mỗi mô đun hỗ trợ 1 sóng mang WCDMA
và 4 TRx GSM. Với dung lượng lớn và khả năng đa băng tần, hệ thống SDR đảm
bảo việc nâng cấp đơn giản và tiết kiệm CAPEX.
Khuếch đại công suất hiệu quả cao
Các sản phẩm SDR của ZTE sử dụng kỹ thuật làm méo trước tín hiệu số (DPD-
Digital Pre-Distortion) và kỹ thuật Doherty PA để đạt đến hiệu suất khuếch đại
công suất 40% và hướng đến 50% trong tương lai. Việc khuếch đại công suất
hiệu quả cao làm giảm mức tiêu thụ công suất của các mô đun RF và do đó làm
giảm OPEX cho nhà khai thác.
Nền tảng vi TCA thống nhất
Các sản phẩm SDR của ZTE được xây dựng trên nền tảng phần cứng vi TCA
thống nhất giúp đưa đến băng thông cao tới 40Gb/s. Khối băng tần gốc của nó có
thể kết nối với các mô đun vô tuyến theo cấu hình mạng hình sao, chuỗi hoặc
vòng. Với cùng cấu trúc phần cứng, các sản phẩm SDR có thể hỗ trợ các tiêu
chuẩn GSM, WCDMA/HSPA, CDMA2000 1X EV-DO và WiMAX bằng cách nâng
cấp phần mềm, giúp cho các nhà khai thác giảm chi phí xây dựng và quản lý và
hỗ trợ việc nâng cấp mềm dẻo từ 2G lên 3G.
Nâng cấp mềm dẻo
Các sản phẩm SDR của ZTE có khả năng đáp ứng các yêu cầu về mạng đa băng
tần và hoạt động xen kẽ của GSM/EDGE/CDMA/WCDMA/HSPA. Chúng có thể
hoạt động với một dải tần rộng từ 850MHz tới 2100MHz. Ví dụ, một nhà khai thác
sở hữu cả hai mạng GSM900/1800 và UMTS2100 có thể sử dụng một trạm thu
phát SDR để thay cho hai loại trạm thu phát khác nhau do yêu cầu về phần cứng
như đã nói. Các sản phẩm SDR hỗ trợ chế độ làm việc cùng tần số và nhiều loại
tần số. Với chế độ cùng tần số, UMTS900 và GSM900 có thể được thực hiện
trong cùng một Node B SDR; với chế độ nhiều tần số, UMTS2100 và GSM900 có
thể được thực hiện trong một Node B SDR. Như trong Hình 3 miêu tả, Node B
GSM thông thường được thay thế bằng Node B SDR hai chế độ và nó sẽ được
cải tiến đến Node B UMTS900/2100 trong tương lai.

Hình 3. Nâng cấp mềm dẻo với Node B SDR


Khả năng mạng tích hợp 2G/3G đã được thực nghiệm chứng minh
Với việc đầu tư đáng kể cho nghiên cứu phát triển các mạng tích hợp 2G/3G,
ZTE đã thu được rất nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp tích
hợp mạng 2G/3G trải rộng từ các nền tảng kinh doanh, mạng lõi và mạng truy
nhập cho tới thiết bị đầu cuối, cũng như các hạ tầng kỹ thuật từ điểm cuối đến
điểm cuối toàn diện và linh hoạt. Mạng lõi thống nhất, HLR, BBU/RRU hai chế độ
của công ty đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu, trong khi các kỹ thuật tích
hợp PLMN, NMP và 2G/3G đã được triển khai ở hơn 20 quốc gia tại Tây Âu,
Nam Á và Châu Phi. Các sản phẩm SDR của ZTE tương thích hoàn toàn với các
thiết bị mạng truyền thống.
HSPA hiệu suất cao
Các sản phẩm SDR của ZTE hỗ trợ các chức năng HSPA, cho phép 64 thuê bao
HSDPA truy nhập đồng thời trong 1 cell với tốc độ tối đa là 14,4 Mb/s đường
xuống và 5,76 Mb/s đường lên. HSPA hiệu suất cao hỗ trợ các nhà khai thác đưa
ra các dịch vụ dữ liệu cao một cách đa dạng. Thêm nữa, các sản phẩm SDR
được tương lai minh chứng và có thể nâng cấp bằng phần mềm để hỗ trợ
HSPA+ và LTE.

Das könnte Ihnen auch gefallen