Sie sind auf Seite 1von 8

1.

Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới t2

Khi nói đến tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai
thì chúng ta phải đề cập đến ba nội dung chính:

Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc

Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế

Quá trình liên kết khu vực

Đây cũng là nội dung bài học mà nhóm bọn mình hôm nay sẽ cùng các bạn đi
tìm hiểu.

Tóm tắt quá trình đấu tranh giành độc lập của khu vực đông nam á, bọn mình
đã đưa ra cho các bạn một sơ đồ thời gian, và trong sơ đồ này được chia thành
3 giai đoạn nhỏ.

Như các bạn đã thấy, từ cuối thế kỉ thứ 19 đến trước CTTG thứ 2 thì hầu hết
các nước ĐNA trừ thái lan đều là thuộc địa của thực dân phương Tây.

TUY NHIÊN, từ khi CTTG thứ 2 bùng nổ từ 1939 đến năm 1945 thì phát xít nhật
đã xâm chiếm khu vực này và biến ĐNA thành thuộc địa của mình.

Và đến năm 1945 chớp thời cơ Nhật ĐẦU HÀNG đồng minh , T8- 1945 nhân
dân ĐNA đã lần lượt nổi dậy, giành lại độc lập. Và quá trình đó nó kéo dài tới
tận những năm 70 của thế kỉ XX.

Và trọng tâm của phần 1 này, chúng ta sẽ nói đến quá trình đấu tranh giành
độc lập của các nước ĐNA từ những năm 45 đến những năm 70 của TK XX.

Cụ thể, ngày 15/8 năm 1945 Nhật Bản chính thức đầu hàng đồng minh vô điều
kiện. Và đến lúc này, như chúng ta thấy, kẻ thù chính của nhân dân ĐNA đã bị
gục ngã. Đó cũng chính là thời cơ ngàn năm có một để các nước ĐNA đứng
lên, và giành lại chính quyền, trong đó có việt nam của chúng ta.

17/8/1945 indo tuyên bố độc lập và thành nước Cộng hòa INDO.

T8/1945 nhân dân VN tiến hành tổng khởi nghĩa và đến ngày 2/9 nước VN dân
chủ cộng hòa ra đời.

12/10 lào tuyên bố độc lập.


Nhưng có một điều đáng buồn là ngay sau đó các nước thực dân, cụ thể là
thực dân Âu - Mĩ đã quay trở lại xâm chiếm các thuộc địa cụ của mình. Như
pháp quay t/lại VN, Lào, Cam,.. hay Anh quay lại Miến Điện.

->> vì vậy nhân dân ĐNA phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm
lược.

Và phải đến giữa những năm 50 của TK 20, thì hầu hết các nước mới giành lại
được độc lập.

Philip 4/7/1946, Miến điện 4/1/1948, Cộng hòa liên bang INDo năm
15/8/1950, Mã Lai 31/8/1957 và xingapo 3/6/1959.

Còn nhân dân VN thì phải đến tận năm 1975 Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công
và nổi dậy mùa Xuân giải phóng hoàn toàn miền Nam đã biến lời tiên đoán
sáng suốt và điều mong ước thiết tha của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành sự thật:
"Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh
nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn".

Không chỉ VN mà Lào, Cam cũng là một trong 3 nước ở khu vực ĐNA phải đến
tận những năm 1975, thì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập
mới kết thúc.

Để không mất quá nhiều thời gian và tập trung vào những kiến thức trọng tâm
thì bọn mình đã lập ra một bảng biểu thời gian so sánh giữa lào và campuchia,
tiến trình từ năm 1945 đến những năm 2000 để chúng ta có thể hiểu rõ quá
trình nhân dân hai nước bảo vệ và đấu tranh giành độc lập dân tộc như thế
nào.

Lịch sử các nước Lào và Cam từ năm 1945 đến năm 2000 có thể chia thành 3
giai đoạn lớn.

Cụ thể là từ 1945-1954, từ 1954-1975 và 1975-2000.

Vậy-> trong từng giai đoạn, nhân dân Lào, nhân dân Cam đã lm đc những vc j?

Trong giai đoạn 1, từ 1945-1954 thì cả lào và cam đều phải thực hiện 1 nhiệm
vụ, đó là KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP.

Tháng 10-1945 Lào giành được độc lập, nhưng ngay sau đó pháp đã quay trở
lại xâm chiếm Lào lần nữa.
Và đến tận 7/1954 thì với hiệp định giơ ne vơ thì Pháp đã buộc phải công nhận
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của lào và cam

-> kết thúc thời kì đấu tranh chống pháp xâm lược.

TUY NHIÊN. Từ năm 1954-1975 thì lịch sử lào và cam lại có sự phân hóa khác
biệt.

Cụ thể, nếu ngay sau năm 1954, nhân dân lào phải tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mỹ xâm lược trên cả 3 mặt trận quân sự- chính trị và ngoại giao thì nhân
dân campuchia lại may mắn hơn, họ đc hưởng khoảng thời gian hòa bình ngắn
ngủi từ năm 1954 đến năm 1970. tận dụng thời gian hòa bình đó, chính phủ
Xihanúc thực hiến đường lối hòa bình, trung lập không tham gia bất kì khối liên
minh quân sự hoặc chính trị nào, tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, miễn là k có
đk ràng buộc.

Tuy nhiên, như người ta đã nói tránh vỏ dưa thì gặp phải vỏ dừa. Thời gian
chưa hòa bình được bao lâu thì vỏ dừa vô cùng cứng cáp mang tên Mỹ đã ngay
lập tức đến với cam.

Mỹ đã giật dây các lực lượng thân Mỹ ở cam nhằm lật đổ chính phủ XiaNúc với
mục đích vô cùng rõ ràng và nham hiểm. Đó chính là lôi kéo Cam vào cuộc
chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ trên bán đáo Đông Dương.

Cụ thể 18/3/1970 chính phủ xi a núc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mỹ.

Vì vậy nhân dân cam lại một lần nữa đứng lên, kháng chiến chống Mỹ xâm
lược.

Và đến tận năm 1975 thì cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc thắng lợi.

2/12/1975 nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào chính thức thành lập, hoàng
thân Xuphanuvong làm chủ tịch.

17/4/1975 thủ đô Ph nôm Pênh đc giải phóng.

Đến giai đoạn 1975 -2000 chúng ta sẽ lại thấy sự trái ngược trong quá trình lịch
sử của Lào và Cam.
Nếu như Lào ngay sau 1954 đã phải đổ mổ hôi chống Mỹ thì sau 1975 Lào đã
bước vào giai đoạn mới, có thể nói là rất khác so với trước kia. Đó là thời kì xây
dựng đất nước, phát triển kinh tế- xã hội.

Còn Cam thì lại ngược lại, rơi vào một thời kì đen tối nhất. Khi tập đoạn Khơ
Me đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành chính sách diệt
chủng, gây ra cái chết của hàng triệu người dân vô tội.

(nhìn lên màn hình) -? POL POT là ai?

Pol Pot (hình ảnh) là nhà lãnh đạo cộng sản Khơ me đỏ, nguyên nhân gây ra cái
chết của hàng triệu người campuchia. Và tận bây giờ người ta vẫn rùng mình
khi nhắc tới cái tên này với chế độ diệt chủng dã man và tàn bạo.

Trong tình hình đó, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN, nhân dân Cam đã
nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khơ me đỏ. Và kết quả cho thấy ở đây chính là, ngày
7/1/1979 nước cộng hòa nhân dân cam đc thành lập.

Tuy nhiên, âm mưu nổi loạn của tập đoàn Khơ me đỏ vẫn chưa dừng lại. Năm
1979, ở cam lại diễn ra một cuộc nội chiến kéo dài hơn 1 năm. Và phải đến tận
năm 1993 trở đi , sau hiệp định hòa bình đc kí kết ở Pari thì nền hòa bình mới
được lập lại ở cam. Và cam bắt đầu bước vào một thời kì hồi sinh, kiến thiết lại
đời sống và chính trị.

Và sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nội dung lớn thứ hai.

Đó là

quá trình xây dựng và phát triển của các nước đông nam á

-> đặt câu hỏi: ASEAN hiện nay có bao nhiêu thành viên? Kể tên? -> đáp án:
ASEAN có 11 thành viên. Thành viên( trên pp). Đông ti mo tham gia ngày
11/11/2022

28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN ( Nói hoặc k nói
cx đc.)

Và trong phần này trọng tâm của chúng ta là sẽ nói đến nhóm 5 nước sáng
lập ASEAN bao gồm: Thái Lan, Indonexia, Philipin, xingapo và malaixia
Khi nói đến quá trình xây dựng và phát triển của các nước đông nam á, chúng
ta nhất định phải nói đến 2 đường lối, hai chiến lược cơ bản.

Chiến lược đầu tiên chính là chiến lược kinh tế hướng nội,hay còn một tên gọi
khác là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.

-> đặt câu hỏi: Thế nào là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu?

-> Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là một đường lối công nghiệp hóa
theo đó quốc gia tiến hành công nghiệp hóa nỗ lực thành lập và nuôi dưỡng
các ngành công nghiệp trong nước để sản xuất ra các sản phẩm thay thế
hàng nhập khẩu.

-> vẫn đặt câu hỏi: vậy VN chúng ta đã hoặc có đang thực hiện chiến lược này
hay không?

-> đáp án: đã từng thực hiện chiến lược tương tự như không đem lại nhiều
hiệu quả. vì VN không sở hữu tất cả các nguồn tài nguyên cần thiết, cộng
thêm hậu quả nặng nề sau chiến tranh và một điều đặc bt là Trung Quốc-
hàng xóm ngay cạnh ta, một cường quốc lớn mạnh vẫn luôn đang trong thế
đối địch ngầm với ta.

Chiến lược thứ hai là chiến lược kinh tế hướng ngoại hay công nghiệp hóa lấy
xuất khẩu làm chủ đạo.

Hai chiến lược này bắt đầu từ thời gian nào, diễn ra ra sao và nó đem lại cho
nhóm 5 nước ASEAN kết quả gì

Đầu tiên về thời gian, chiếc lược kinh tế hướng nội được thực hiện vào những
năm 50-60 của thế kỉ thứ XX

Chiếc lược kinh tế hướng ngoại: năm 60-70 của thế kỉ thứ XX

Và mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội đó chính là...

đọc pp hoặc đọc đây cx được

-Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

- xây dựng nền kinh tế tự chủ.


Như các bạn đã biết bước vào nửa sau những năm 60, tình hình Đông Nam Á
và thế giới có nhiều chuyển biến. Mỹ vẫn đang sa lầy trên chiến trường đông
dương cùng với đó là hậu quả nặng nề sau những cuộc chiến tranh kéo dài. Vì
vậy, mục tiêu đầu tiên khi nhóm 5 nước ASEAN liên kết lại với nhau chính là
khôi phục nền kinh tế, cải thiện tình hình đời sống trong nước.

Còn mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng ngoại:

- khắc phục hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội

-Thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng

Còn về NÔI DUNG

CHIẾN LƯỢC KINH TẾ HƯỚNG NỘI:

Như đã nói, tinh thần chiến lược cơ bản của chiến lược kinh tế hướng nội
chính là “công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” vì vậy họ phải chú trọng phát
triển nền công nghiệp sản xuất trong nước

-> đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thay
thế hàng nhập khẩu

-> lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất

còn

CHIẾC LƯỢC KINH TẾ HƯỚNG NGOẠI:

Mục tiêu của nó là xuất khẩu thế nên bắt buộc phải

-> Mở cửa nền kinh tế phát triển ngoại thg

->tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nc ngoài.

Và với những cái quan niệm, với những nội dung tiến bộ này thì cả hai chiến
lược đều đem cho nhóm 5 nước ASEAN những thành tựu nhất định.

Cụ thể:

HƯỚNG NÔI: -đáp ứng nhu cầu cơ bản của ng dân

-giải quyết nạn thất nghiệp


- phát triển một số ngành công nghiệp chế biến

Ví dụ: kế hoạch phát triển kinh tế 6 năm của thái lan từ năm 1961- 1966) đã
tăng thu nhập quốc dân 7,6%, dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%

HƯỚNG NGOẠI. Vì người ta hướng ra bên ngoài nên đương nhiên

-Mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh

-Tỉ trọng công nghiệp lớn hơn nông nghiệp.

Ví dụ( nhìn lên pp biểu đồ) như xingapo từ năm 1966-1973 chuyển mình mạnh
nhất với tốc độ tăng trưởng 12% và vươn mình trở thành con rồng nổi trội
nhất trong bốn con rồng châu Á. Và thậm chí tận năm 2020, xingapo vẫn xuất
sắc giữ vững phong độ của mình.

Tuy nhiên đã là chiến lược kinh tế thì cũng sẽ có những rủi ro và hạn chế.

HƯỚNG NÔI:

Vì trình độ các nước ASEAN trong những năm đầu còn thấp và lạc hậu, thậm
chí đóng cửa nên kinh tế nữa. Do đó nó đã đẩy họ vào vấn đề:

- Thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, thiếu công nghệ

-Tệ nạn tham nhũng, quan liêu

-Đời sống nhân dân còn khó khăn.

HƯỚNG NGOẠI

Còn chiến lược kinh tế hướng ngoại thì hạn chế lại là:

- bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường bên ngoài.

Và biểu hiện rõ ràng nhất chính là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998
đã khiến nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng.

Dĩ nhiên hạn chế này là một điều tất yếu. Người ta đã nói nhập gia tùy tục một
khi đã mở cửa nền kinh tế, hướng ra bên ngoài các thị trường, các khu vực
khác thì chúng ta phải theo quy tắc của cuộc chơi của các nước. Giống như Việt
Nam của chúng ta hiện nay, cũng du nhập nhiều văn hóa, khoa học kĩ thuật,
cũng tham gia các tổ chức kinh tế thế giới. Vậy liệu chúng ta có bị lệ thuộc vào
những nước có nền kinh tế lớn hay không? Đánh mất văn hóa bản sắc dân tộc,
mất đi nghìn năm văn hiến.

Đây chính là một câu hỏi được đặt ra và xuyên suốt :

LÀM SAO ĐỂ HÒA NHẬP CHỨ KHÔNG HÒA TAN.

-> đặt câu hỏi: ý kiến của bạn về câu nói trên.

Das könnte Ihnen auch gefallen