Sie sind auf Seite 1von 2

Hướng dẫn phân tích, nghiên cứu tình huống

trong luật kinh doanh


1/ Mô tả tình huống tranh chấp (dựa trên phần nội dung vụ án trong bản án)
- Mô tả lại các sự kiện xảy ra theo trình tự thời gian, kèm theo minh chứng
(nếu có)
- Mô tả một cách khách quan (không đưa các nhận định, hoặc kết luận liên
quan đến các sự kiện)
2/ Dựa trên quan điểm (yêu cầu) của các bên, nêu ra các vấn đề pháp lý cần giải
quyết
- Nêu quan điểm (yêu cầu) của các bên: nguyên đơn, bị đơn…
- Những sự kiện pháp lý cần làm rõ dựa trên yêu cầu của các bên (thông
qua việc đưa ra các câu hỏi mang tính chất pháp lý cần phải trả lời)
- Chỉ ra những quy định pháp lý liên quan đến các sự kiên pháp lý
3/ Căn cứ vào các quy định pháp luật và các sự kiện trong tình huống, lập luận
và đưa ra kết luận.
Vụ số 1:
Bản án số 10/2021/KDTM-PT về việc tranh chấp vốn điều lệ và tỉ lệ góp vốn,
Toà án Đà nẵng
Các vấn đề pháp lý cần giải quyết
1/ Cuộc họp HĐTV công ty ngày 16/11/2018 về việc nâng vốn điều lệ lên 5 tỉ
có hợp lệ so với các quy định của LDN 2020 ?
2/ Việc góp vốn của bà T và bà C được thực hiện theo hình thức nào ? tài sản
góp vốn ? thời điểm góp vốn ? Việc góp vốn có được thực hiện trong thời hạn
90 ngày kể từ ngày 1/11/2018 theo quy định của Điều 47 LDN 2020 ?
3/ Số tiền bà T và bà C góp vượt quá tỉ lệ 50% theo nội dung của cuộc họp
HĐTV là vốn góp hay là tài sản cho công ty vay ?
Vụ số 5
Bản án 08/2021/KDTM-PT của toà án nhân dân Tp.Đà Nẵng về việc tranh chấp
hợp đồng mua bán hàng hoá.
Các vấn đề pháp lý cần giải quyết
1/ Công ty U không giao hàng trong khoảng thời gian từ ngày 10/4 – 15/4/2020
có phải do nguyên nhân tình trạng bất khả kháng ? tại sao ?
Công ty K có nhận được thông tin về việc công ty U không giao được hàng
trong thời gian từ ngày 10/4 – 15/4/2020 do nguyên nhân bất khả kháng ?
2/ Công ty K thông báo huỷ hợp đồng ngày 13/4/2020 và ngày 23/4/2020 với lý
do công ty U vi phạm nghĩa vụ giao hàng, có hợp lệ không ?

Das könnte Ihnen auch gefallen